Đằng sau tham vọng “bá chủ hạt nhân” của Trung Quốc

Diendandoanhnghiep.vn Trung Quốc đang có một kế hoạch lớn để sẵn sàng vượt Mỹ về năng lượng hạt nhân vào năm 2030. Và còn điều gì đằng sau tham vọng đó?

Tham vọng trở thành “đại gia hạt nhân” của Trung Quốc vốn dĩ không hề xa lạ với các chuyên gia quốc tế. 

Trong một bài báo vào năm 2019, CNN Business tuyên bố rằng với khoảng chục nhà máy điện hạt nhân đang hoạt động, Trung Quốc sẽ vượt Pháp trở thành nhà sản xuất năng lượng nguyên tử số hai trên toàn thế giới trong vòng hai năm tới. 

Trung Quốc có 11 lò phản ứng mới đang được xây dựng và hơn 40 lò đang trong giai đoạn lập kế hoạch.

Trung Quốc hiện có 11 lò phản ứng hạt nhân mới đang được xây dựng và hơn 40 lò đang trong giai đoạn lập kế hoạch.

Và nếu tiếp tục thực hiện kế hoạch một cách tích cực, nước này sẽ vượt qua Mỹ để trở thành số một vào năm 2030.

BMI Research - một công ty nghiên cứu cung cấp phân tích thị trường kinh tế vĩ mô, công nghiệp và tài chính toàn cầu cũng đưa ra phân tích rằng, việc mở rộng hạt nhân nhanh chóng của Trung Quốc có thể đưa nước này vượt Mỹ trở thành quốc gia có năng lực nguyên tử lớn nhất vào năm 2026.

Bên cạnh đó, Miles Pomper, chuyên gia về năng lượng hạt nhân tại Trung tâm James Martin cho biết: “Trong một thời gian dài, Trung Quốc đã trợ cấp về cơ bản cho ngành công nghiệp hạt nhân và bây giờ họ đang thu lại thành quả”.

Có thể nói, không có một quốc gia nào có tham vọng về hạt nhân lớn như Trung Quốc. Theo Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, hiện tại nước này đang có đến 20 lò phản ứng hiện đang được xây dựng, nhiều hơn rất nhiều so với bất kỳ quốc gia nào khác.

Điều gì đang thúc đẩy Trung Quốc?

Sau nhiều thập kỷ tăng trưởng kinh tế một cách nhanh chóng và bột phát, gánh nặng về nhu cầu năng lượng của Trung Quốc đã tăng trưởng cực lớn. Trung Quốc hiện đang được ví von là “nước 3 nhất” - tiêu thụ năng lượng lớn nhất, nhà sản xuất và tiêu thụ than lớn nhất, đồng thời là nước thải ra khí cacbonic lớn nhất thế giới.

Chỉ tính riêng năm 2018, thanp/chiếm 59% năng lượng sử dụng của Trung Quốc. Kể từ năm 2011, Trung Quốc đã tiêu thụ nhiều than hơn cả “phần còn lại của thế giới cộng lại”.

Chỉ tính riêng năm 2018, than chiếm 59% năng lượng sử dụng của Trung Quốc và kể từ năm 2011, Trung Quốc đã tiêu thụ nhiều than hơn cả “phần còn lại của thế giới cộng lại”.

Trong nửa thế kỷ qua, nền kinh tế dựa trên “đại công nghiệp” của Trung Quốc chủ yếu được cung cấp năng lượng từ than đá. Từ năm 1990 đến 2018, Trung Quốc đã tăng mức tiêu thụ than từ 0,99 tỷ tấn lên 4,64 tỷ tấn. 

Chỉ tính riêng năm 2018, than  chiếm 59% năng lượng sử dụng của Trung Quốc. Kể từ năm 2011, Trung Quốc đã tiêu thụ nhiều than hơn cả “phần còn lại của thế giới cộng lại”. 

Khu vực công nghiệp của Trung Quốc cho đến nay vẫn là nơi tiêu thụ than lớn nhất. Năm 2017, lĩnh vực công nghiệp chiếm khoảng 2/3 tổng mức tiêu thụ năng lượng của Trung Quốc và tiêu thụ khoảng 95% lượng than của cả nước.

Sự phụ thuộc của Trung Quốc vào than để sản xuất điện công nghiệp đã góp phần đáng kể vào ô nhiễm không khí đô thị. Theo cơ quan Năng lượng Quốc tế, 80,6% lượng khí thải của Trung Quốc đến từ than trong năm 2017, so với 70% ở Ấn Độ, 28% ở Hoa Kỳ và 29% ở Liên minh châu Âu.

Điều này có thể được coi là nguyên nhân chính để thúc đẩy tham vọng phát triển các nguồn năng lượng khác nhau để đảm bảo an ninh năng lượng trong bối cảnh hiện nay, đặc biệt là năng lượng hạt nhân.

Toan tính của Bắc Kinh

Với sự cấp bách giảm sự phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch. Không khó để nhận ra việc Trung Quốc đang chuyển sang sản xuất điện hạt nhân để giảm sự phụ thuộc đó. 

Tính đến tháng 1 năm 2020, Trung Quốc đã vận hành 47 lò phản ứng điện hạt nhân, tạo ra tổng cộng 45,688 MW. Theo kế hoạch 5 năm lần thứ 13 của Trung Quốc tái khẳng định cam kết tham vọng của nước này đối với năng lượng hạt nhân và vạch ra kế hoạch xây dựng 40 nhà máy vào năm 2020.

Theo Hiệp hội Hạt nhân Thế giới, tổng công suất phát điện hạt nhân của Trung Quốc, bao gồm cả các lò phản ứng đang được xây dựng và trong kế hoạch, ước đạt 108.700 MW, nhiều hơn 105.120 MW của Mỹ.

Có thể nói, xu hướng này phản ánh các cách tiếp cận khác nhau của các quốc gia đối với năng lượng hạt nhân sau sự cố Fukushima tháng 3 năm 2011 ở Nhật Bản.

Nhà máy điện hạt nhân Fukushima, Nhật Bản đã từng xảy ra sự cố vào tháng 3/2011.

Nhà máy điện hạt nhân Fukushima, Nhật Bản đã từng xảy ra sự cố vào tháng 3/2011.

Trong khi Mỹ, châu Âu và Nhật lo ngại vấn đề rủi ro trong lĩnh vực an toàn hạt nhân thì Trung Quốc và Nga đã nổi lên như những nhà cung cấp chính.

Mặc dù Mỹ vẫn đang dẫn đầu về công suất đang hoạt động. Tuy nhiên, khi mà một số lò phản ứng hạt nhân cũ ngừng hoạt động và có rất ít các lò phản ứng mới được đưa vào thay thế thì dường như Mỹ đang sắp bị Trung Quốc vượt qua.

Trong khi đó, Trung Quốc có 11 lò phản ứng mới đang được xây dựng và hơn 40 lò đang trong giai đoạn lập kế hoạch. Điều này đang khiến Trung Quốc vượt Mỹ để thành nhà sản xuất năng lượng hạt nhân hàng đầu thế giới chỉ còn là vấn đề thời gian.

Tuy nhiên, “kế hoạch lớn” của Bắc Kinh trong vấn đề hạt nhân không hẳn chỉ là việc trở thành “nhà sản xuất năng lượng hạt nhân lớn nhất thế giới”.

Trong một bài báo được Nikkei Asia Review đề cập có dẫn lời của Hirofumi Tosaki, một thành viên nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Giải trừ quân bị, Khoa học và Công nghệ thuộc Viện Các vấn đề Quốc tế Nhật Bản cho biết: "Trung Quốc hiện đang có các điều kiện lỏng lẻo hơn so với các nước như Nhật Bản và Mỹ khi yêu cầu người mua phải có các biện pháp bảo vệ để ngăn chặn việc xuất khẩu điện hạt nhân chuyển hướng sang sử dụng làm vũ khí".

Có thể xuất khẩu điện hạt nhân chuyển hướng sang sử dụng làm vũ khí mới là tham vọng của bắc Kinh.

Có thể xuất khẩu điện hạt nhân chuyển hướng sang sử dụng làm vũ khí mới là tham vọng của Bắc Kinh.

Maria Korsnick, chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Viện Năng lượng Hạt nhân Hoa Kỳ, cho rằng: "Nỗ lực thúc đẩy năng lượng hạt nhân trên trường quốc tế của Trung Quốc là những phần cốt lõi trong chính sách đối ngoại của họ".

Ngày 16 tháng 10 năm 1964, Trung Quốc khởi động thiết bị hạt nhân đầu tiên. Kể từ đó, Trung Quốc luôn khẳng định rằng học thuyết hạt nhân của họ dựa trên khái niệm không sử dụng lần đầu và các nhà lãnh đạo quân sự Trung Quốc đã coi vũ khí hạt nhân của nước này là “biện pháp răn đe tối thiểu” trước các cuộc tấn công hạt nhân.

Trung Quốc chính thức gia nhập NPT – Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân vào tháng 3 năm 1992, với tư cách là một quốc gia có vũ khí hạt nhân.

Tạp chí Foreign Policy cho biết, Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc hiện đang được trang bị nhiều loại tên lửa hiện đại, có đầu đạn hạt nhân, ở nhiều tầm bắn khác nhau.

Như vậy có thể nói, bất cứ một quyền lực nào đều bắt nguồn từ khả năng tận dụng các nguồn lực của một quốc gia để đạt được lợi ích kinh tế và chính trị. Ngược lại, sự phụ thuộc vào các nguồn lực nước ngoài - chẳng hạn như năng lượng sẽ làm giảm khả năng phát triển của sức mạnh một quốc gia. Trung Quốc ngoài tham vọng thống trị năng lượng hạt nhân đang cho thấy rõ tham vọng “bá chủ hoàn cầu” kể cả trên lĩnh vực quân sự.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đằng sau tham vọng “bá chủ hạt nhân” của Trung Quốc tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714050688 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714050688 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10