Việc xây dựng và phát triển hệ thống các khu công nghiệp (KCN) tại Bình Dương luôn được tỉnh quan tâm và dành nhiều nguồn lực để thực hiện.
>>Bình Dương: 05 giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế
Là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về sản xuất công nghiệp, thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI), tỉnh Bình Dương đang tăng cường quỹ đất phát triển khu công nghiệp chất lượng cao nhằm đón làn sóng đầu tư mới.
Việc xây dựng và phát triển hệ thống các khu công nghiệp (KCN) tại Bình Dương luôn được tỉnh quan tâm và dành nhiều nguồn lực để thực hiện.
Bình Dương hiện có 31 khu công nghiệp với tổng diện tích 12.721ha, trong đó có 29 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động với tổng diện tích 11.021ha, tỷ lệ lấp kín đạt trên 70%. Các KCN Bình Dương thu hút 2.981 dự án, bao gồm 2.320 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký 26,1 USD và 661 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký 77.639 tỷ đồng. Hiện các KCN này tạo việc làm cho 479.146 người, trong đó 87% là người ngoại tỉnh. Hàng năm, các doanh nghiệp trong KCN đạt doanh thu 32,5 tỷ USD, đóng góp 719 triệu USD vào ngân sách nhà nước.
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã đặt ra mục tiêu phấn đến năm 2030 Bình Dương trở thành trung tâm công nghiệp hiện đại.
Ông Bùi Minh Trí, Trưởng ban Quản lý các KCN tỉnh Bình Dương cho biết, Bình Dương lấy công nghiệp làm nền tảng, là khâu đột phá, mà hạt nhân chính là xây dựng kết cấu hạ tầng các KCN gắn với đô thị hóa. Quan điểm nhất quán của tỉnh là xây dựng KCN nhằm tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội. Bình Dương đã tạo được quỹ “đất sạch” rộng lớn để phát triển hạ tầng KCN, tạo nên những KCN tốt, hiệu quả cho nhà đầu tư.
Theo ông Trí, để thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư, thời gian qua, cùng với việc tạo quỹ đất sạch lớn sẳn sàng cung cấp ngay cho nhà đầu tư đưa vào triển khai dự án, các KCN ở Bình Dương đã xây dựng cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động thuận lợi. Đặc biệt, để sẵn sàng đón làn sóng đầu tư sau đại dịch COVID-19, Bình Dương đang tiếp tục đẩy nhanh tiến độ đầu tư hoàn thiện hạ tầng các KCN theo hướng đồng bộ, hiện đại. Đồng thời nghiên cứu ban hành các cơ chế, chính sách đủ hấp dẫn, thúc đẩy phát triển hạ tầng các KCN.
Hiện, Bình Dương đang tăng cường hơn nữa quỹ đất cho phát triển KCN, đặc biệt là việc xây dựng các KCN chất lượng cao, tại các khu vực còn nhiều diện tích trống. Theo đó, quỹ đất dành cho KCN tại Bàu Bàng có 1.000 ha, huyện Bắc Tân Uyên có 215 ha, thị xã Tân Uyên có 1.630 ha, thị xã Bến Cát 3.200 ha và TP Thủ Dầu Một có 765 ha.
Theo ông Bùi Minh Trí, với các chính sách ưu đãi, những điều kiện thuận lợi về kết cấu hạ tầng và thủ tục hành chính công khai, minh bạch, các KCN ở Bình Dương đã trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài. Đặc biệt, việc thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào tỉnh để phát triển kinh tế, đặc biệt là vào các KCN tập trung trong thời gian qua đã đạt được nhiều thành quả quan trọng, góp phần đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đưa Bình Dương trở thành một tỉnh công nghiệp.
>>Tín hiệu sáng thị trường văn phòng cho thuê Châu Á Thái Bình Dương
>>Bình Dương điểm sáng trong phát triển nhà ở cho công nhân
Trong thời gian tới, Bình Dương xác định công nghiệp tiếp tục là ngành chủ lực, thúc đẩy phát triển kinh tế phát triển bền vững. Do đó, Bình Dương đã có nhiều chính sách ưu tiên phát triển công nghiệp, nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng dịch vụ, công nghiệp.
Hiện nay, tỉnh đang đẩy mạnh xây dựng "Vùng đổi mới sáng tạo Bình Dương". Trong đó quy hoạch khu công nghiệp khoa học công nghệ, các khu đô thị dịch vụ được đầu tư bài bản, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo… Qua đó, vùng đổi mới sáng tạo sẽ là các yếu tố thu hút, hỗ trợ nhà đầu tư làm ăn hiệu quả và gắn bó lâu dài với tỉnh. Bình Dương tiếp tục đặt mục tiêu tập trung thu hút đầu tư vào các đối tác có tiềm lực kinh tế mạnh, các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới. Tăng cường kêu gọi, thu hút đầu tư FDI vào các lĩnh vực công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn, ít thâm dụng lao động, thân thiện với môi trường và tập trung thu hút vào các khu, cụm công nghiệp đã được quy hoạch.
Trong thời gian tới, Bình Dương đặt mục tiêu phát triển các KCN bền vững theo mô hình “3 trong 1” (KCN - khu đô thị - khu dịch vụ) với hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại. Để đón đầu làn sóng đầu tư khi dịch COVID-19 được kiểm soát, Ban quản lý KCN cũng phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư KCN, các đơn vị có liên quan thực hiện chương trình xúc tiến đầu tư, đổi mới phương pháp xúc tiến đầu tư, hướng dẫn thủ tục triển khai các bước cụ thể nhằm tạo thuận lợi cho nhà đầu tư thực hiện dự án … nhằm tiếp tục thu hút các nhà đầu tư đến với Bình Dương.
Có thể bạn quan tâm