Dấu mốc cân bằng giữa các FTA và phát triển bền vững

Diendandoanhnghiep.vn EVFTA là một ví dụ tuyệt vời cho thấy có thể cân bằng giữa các hiệp định thương mại tự do và phát triển bền vững thông qua cam kết chung hướng đến tôn trọng và thực thi các nguyên tắc.

Nhận định về việt Việt Nam và EU ký kết Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA), Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) khẳng định đây là một văn kiện thúc đẩy việc tôn trọng các quyền lao động cơ bản như một điều kiện cốt lõi để phát triển thương mại quốc tế công bằng.

Các tiêu chuẩn về lao động cũng được coi là yếu tố làm nên chất lượng và sự khác biệt của các bản FTA thế hệ mới. 

Các tiêu chuẩn về lao động cũng được coi là yếu tố làm nên chất lượng và sự khác biệt của các bản FTA thế hệ mới. 

“Đây là dấu mốc quan trọng, một ví dụ tuyệt vời cho thấy có thể cân bằng giữa các hiệp định thương mại tự do và phát triển bền vững thông qua cam kết chung hướng đến tôn trọng và thực thi các nguyên tắc trong Tuyên bố năm 1998 của ILO về các Nguyên tắc và Quyền Cơ bản trong Lao động, nhằm đảm bảo việc làm thỏa đáng cho tất cả mọi người,” Giám đốc ILO Việt Nam, Chang-Hee Lee, cho biết.

Theo đó, Tuyên bố về các Nguyên tắc và Quyền Cơ bản trong Lao động yêu cầu tất cả 187 quốc gia thành viên của ILO tôn trọng và thúc đẩy tự do hiệp hội và công nhận hiệu quả quyền thương lượng tập thể giữa người lao động và người sử dụng lao động.

Đồng thời, xóa bỏ mọi hình thức lao động cưỡng bức và bắt buộck, xóa bỏ lao động trẻ em, xóa bỏ phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp.

Những quyền phổ quát này được quy định trong 8 công ước cơ bản của ILO, theo đó Việt Nam đã phê chuẩn 6/8 công ước. Mới đây, trong tháng 6/2019, Quốc hội Việt Nam đã bỏ phiếu với mức độ đồng thuận cao nhất trí phê chuẩn Công ước 98 về Quyền tổ chức và thương lượng tập thể. Chính phủ cũng có kế hoạch từng bước hướng tới phê chuẩn hai công ước cơ bản còn lại – Công ước 105 về lao động cưỡng bức và Công ước 87 về tự do hiệp hội – lần lượt vào năm 2020 và 2023. 

“Tôi thực sự vui mừng được chứng kiến những bước tiến quan trọng của Việt Nam nhằm đáp ứng những thách thức của thị trường lao động đang thay đổi nhanh chóng, cũng như để thực hiện các cam kết quốc tế”, Người đứng đầu ILO Việt Nam cho biết.

Đặc biệt, ông Chang-Hee Lee đánh giá cao việc Việt Nam phê chuẩn Công ước 98 và tiến trình sửa đổi Bộ Luật Lao động đang diễn ra theo hướng phù hợp hơn với các công ước cơ bản của ILO. 

Giám đốc ILO Việt Nam tái khẳng định ILO cam kết hỗ trợ Chính phủ, các tổ chức đại diện của người sử dụng lao động và người lao động thực hiện cải cách pháp luật lao động và quan hệ lao động.

“Tôi tin rằng Việt Nam sẽ thực hiện thành công nhiệm vụ này vì tương lai của chính mình – một tương lại được xây dựng dựa trên năng suất lao động cao hơn, điều kiện làm việc tốt hơn, dựa trên sự chia sẻ công bằng các thành quả kinh tế, dựa trên bình đẳng, ghi nhận tiếng nói của người lao động và người sử dụng lao động, và ổn định chính trị – xã hội”, ông Chang-Hee Lee nhấn mạnh.

EVFTA là một Hiệp định toàn diện, chất lượng cao, cân bằng về lợi ích cho cả Việt Nam và EU, đồng thời phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Hiệp định gồm 17 chương, 2 nghị định thư và một số biên bản ghi nhớ kèm theo với các nội dung chính là: thương mại hàng hóa (gồm các quy định chung và cam kết mở cửa thị trường), quy tắc xuất xứ, hải quan và thuận lợi hóa thương mại, các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm (SPS), các rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT), thương mại dịch vụ (gồm các quy định chung và cam kết mở cửa thị trường), đầu tư, phòng vệ thương mại, cạnh tranh, doanh nghiệp nhà nước, mua sắm của Chính phủ, sở hữu trí tuệ, thương mại và phát triển bền vững, hợp tác và xây dựng năng lực, các vấn đề pháp lý-thể chế.

EVFTA chứa nhiều nội hàm về việc làm tử tế, phát triển bền vững và cải cách theo định hướng thị trường ở Việt Nam. Cụ thể, một số đặc tính của EVFTA gồm:

  • Những lợi ích thương mại chủ yếu nhằm hỗ trợ Việt Nam thực hiện Chương trình Nghị sự Phát triển 2030, đặc biệt là hỗ trợ lẫn nhau cải thiện việc làm tử tế và “tăng trưởng kinh tế bền vững” (mục tiêu số 8 của SDG).
  • Bên cạnh những nỗ lực thực hiện tất cả các quyền và nguyên tắc cơ bản trong lao động, EVFTA kêu gọi những nỗ lực “được duy trì liên tục” nhằm phê chuẩn 3 Công ước cơ bản của ILO mà Việt Nam chưa phê chuẩn: Công ước về xoá bỏ Lao động cưỡng bức, Công ước về Quyền tự do hiệp hội và Bảo vệ Quyền được tổ chức. Xét đến sự gia tăng số lượng nạn nhân của lao động cưỡng bức, hình thức nô lệ hiện đại và nạn mua bán người trên toàn cầu, Nghị định thư năm 2014 kèm theo Công ước về Lao động Cưỡng bức năm 1930 (Công ước số 29) cũng cần được cân nhắc trong nội dụng này.
  • Các công ước cơ bản của ILO quy định những quyền cho phép các tác nhân của thị trường lao động ở Việt Nam quyết định và hỗ trợ những điều chỉnh về quản trị thị trường lao động cần thiết cho tự do hóa thương mại. EVFTA xét thấy những nỗ lực cải cách như vậy cần được hướng dẫn bởi các công ước kỹ thuật mới nhất của ILO – hiện tại có tổng số 77 ông ước. Tính đến nay Việt Nam mới phê chuẩn hơn 10 công ước kỹ thuật, chưa bao quát được toàn diện Chương trình Nghị Sự về Việc làm Bền vững. Việt Nam có thể đặt mục tiêu đến năm 2030 cải thiện con số này một cách đáng kể, ưu tiên các tiêu chuẩn trong các lĩnh vực về an sinh xã hội và đối thoại xã hội. Hội thảo này đã thảo luận một cách tiếp cận chiến lược nhằm thúc đẩy các tiêu chuẩn lao động kỹ thuật.
  • Các quốc gia thành viên của EU và Việt Nam đều là thành viên của ILO. Do vậy, việc EVFTA trao quyền phán quyết về việc tuân thủ các tiêu chuẩn đã phê chuẩn cho các cơ quan giám sát của ILO, những cơ quan đã được giao thực hiện chức năng này gần 100 năm qua, là hợp lý. EU và Việt Nam cũng có thể mở rộng hợp tác nhằm cải thiện hơn nữa năng lực của Việt Nam trong việc báo cáo đầy đủ và đúng hạn về việc thực hiện cam kết; tăng cường kêu gọi sự tham gia của người sử dụng lao động và người lao động trong quá trình giám sát và phản hồi đầy đủ những ý kiến bình luận của cơ quan giám sát của ILO.
  • EVFTA khuyến khích việc mở rộng và cải thiện các sáng kiến tư nhân tự nguyện nhằm thúc đẩy các tiêu chuẩn lao động – thường được gọi là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Các nhãn hiệu toàn cầu ngày càng được kỳ vọng áp dụng quy trình thẩm định đối với những vấn đề như hình thức nô lệ hiện đại và lao động trẻ em, quản lý rủi ro về uy tín và nâng cao tính minh bạch. Đây cũng là một lĩnh vực hợp tác tiềm năng quan trọng, xét đến việc triển khai thực hiện công tác thẩm định trong các lĩnh vực của tiêu chuẩn lao động gần đây; hậu quả khôn lường của công tác quản lý rủi ro kém đối với các cơ hội thương mại và vai trò thiết yếu của công tác thẩm định đối với các lợi ích thương mại bền vững.
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Dấu mốc cân bằng giữa các FTA và phát triển bền vững tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713550476 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713550476 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10