Đầu tuần bàn chuyện “nhiệt điện than”

Diendandoanhnghiep.vn Câu chuyện tỉnh Long An tỏ thái độ quyết liệt “thà xóa quy hoạch chứ nhất quyết không làm điện than” đã và đang nhận được sự đồng cao của dư luận.

Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1 (tỉnh Hậu Giang) cùng với nhiều dự án nhiệt điện khác mọc lên khắp ĐBSCL đang gây lo ngại về ô nhiễm môi trường - Ảnh: CHÍ QUỐC

Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1 (tỉnh Hậu Giang) cùng với nhiều dự án nhiệt điện khác mọc lên khắp ĐBSCL đang gây lo ngại về ô nhiễm môi trường - Ảnh: Chí Quốc/TT

Thông điệp “rắn” từ tỉnh Long An

Theo quy hoạch, Trung tâm Điện lực Long An sẽ sử dụng nguyên liệu than, tổng vốn đầu tư trên 5 tỷ USD gồm 2 nhà máy: Long An I với quy mô 2x600MW, vận hành năm 2024 - 2025; Long An II với quy mô 2x800MW, vận hành năm 2027 - 2028; dự kiến xây dựng tại ấp Long Ninh, xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước bên bờ sông Vàm Cỏ.

Tổng diện tích sử dụng trên bờ và mặt nước được quy hoạch trên 360 ha (trên bờ 232,18 ha, mặt nước 129 ha). Nhu cầu than 7,6 triệu tấn/năm (2 nhà máy). Lượng tro xỉ của 2 nhà máy là 450.000 tấn/năm. Tổng lượng nước làm mát cho 2 nhà máy là 130 m3/giây.

Tuy nhiên, thời gian qua, tỉnh Long An đã nhiều lần kiến nghị không làm nhiệt điện than, chuyển sang sử dụng khí hóa lỏng. Và Bộ Công thương cũng trả lời không có đủ cơ sở để phê duyệt quy hoạch trung tâm điện lực sử dụng nhiên liệu khí hóa lỏng như kiến nghị của tỉnh Long An.

Trước phản hồi này, người phát ngôn của UBND tỉnh Long An đã đưa ra thông điệp khá “rắn” của thường trực Tỉnh ủy Long An: “Trong trường hợp không thể phát triển nhà máy nhiệt điện sử dụng khí hóa lỏng ở vị trí này thì xóa quy hoạch chứ không sử dụng nhiên liệu than, nhằm hạn chế những bất cập về môi trường”.

Xu hướng giảm nhiệt điện than

Để ủng hộ sự phát triển của nhiệt điện than, có người dẫn ra một con số nhiệt điện than của một số nước vẫn phát triển và chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn điện.

Cụ thể, tỷ lệ nhiệt điện than của Mỹ gấp 185 lần Việt Nam. Ngoài ra, còn nhiều nước có tỷ trọng nhiệt điện than chiếm áp đảo so với các nguồn năng lượng khác và cao hơn Việt Nam rất nhiều, như: Trung Quốc là 79%, Đức 44,5%, Ôxtrâyla 68%.

Tuy nhiên, đó chỉ là những con số rất cũ bởi sau hơn một thập kỷ phát triển bùng nổ chưa từng có, công suất điện than của toàn thế giới đã giảm xuống vào năm 2016, nguyên nhân chủ yếu là do sự thay đổi về chính sách và điều kiện kinh tế của hai nước sử dụng điện than nhiều nhất thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ.

Từ năm 2014 đến nay, nhiều quốc gia đã có chủ trương giảm dần hoặc chấm dứt các nhà máy nhiệt điện than. Trong những năm vừa qua, số lượng dự án nhiệt điện than đóng băng nhiều hơn số lượng khởi công. Việc đóng cửa nhà máy nhiệt điện than đang diễn ra với một tốc độ chưa từng có, đa số các nhà máy ngừng hoạt động trong vòng 2 năm qua hầu hết là ở các quốc gia Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ.

Bên cạnh giảm xây mới các nhà máy nhiệt điện than trong quy hoạch, thập kỷ vừa qua cũng chứng kiến số lượng nhà máy cũ bị đóng cửa tăng nhanh qua các năm, cắt giảm 36.667MW vào năm 2015 và 27.041MW vào năm 2016.

Xu thế cắt giảm nhiệt điện than này đúng như nhận định cách đây không lâu của ông Rainer Brohm – Công ty tư vấn RB Berlin Hà Nội trong Hội thảo Phát triển năng lượng gắn với bảo vệ môi trường vì phát triển bền vững ở Việt Nam: “Xu thế toàn cầu phát triển điện than trên toàn thế giới đang ngày càng giảm, cụ thể chỉ có 73% các dự án được khởi công, 176% các dự án bị hoãn, chủ yếu do sự thay đổi về các chính sách và điều kiện kinh tế của Trung Quốc và Ấn Độ".

Trong khi đó, tại Việt Nam, nhiệt điện than vẫn đang trên đà gia tăng. Theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh, công suất nguồn nhiệt điện than sẽ đạt tới 26.000MW vào năm 2020, 48.000MW năm 2025 và gần 60.000MW năm 2030. 

Vì sao vậy Việt Nam lại đi ngược lại xu hướng thế giới như vậy? Theo lý giải của PGS.TS Trương Duy Nghĩa - Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật nhiệt Việt Nam: “Nguyên nhân là do giá thành thấp, vốn đầu tư huy động không quá cao, khả năng huy động công suất lớn, xây dựng nhà máy không quá phụ thuộc vào địa điểm như thủy điện và thời gian xây dựng không quá lâu, chỉ khoảng 3 năm”.

Những lo ngại có thể nhìn thấy

Liên quan đến những vấn đề của nhiệt điện than, dù công nghệ sử dụng điện than ở Long An nói riêng và các nhiệt điện than trong quy hoạch nói chung là loại hiện đại bậc nhất thì nói cho cùng, bản chất của loại nhà máy này là đốt than, sinh nhiệt để chuyển sang điện năng, còn khói, bụi, tro, khí độc hại sẽ phun ra môi trường, đáp vào tận mâm cơm, giường ngủ, bàn thờ của mỗi gia đình huyện Cần Giuộc và hàng triệu tấn xỉ than tràn ra khắp nơi.

Trong khi, vùng Đồng bằng Sông Cửu Long là vùng có đặc điểm đa dạng sinh học cao, nơi có nhiều  khu đất ngập nước Ramsar, khu  dự trữ sinh quyển, các Vườn Quốc gia nên rất nhạy cảm với ô nhiễm không khí, nguồn nước. Đây là vùng nhạy cảm về hệ sinh thái tự nhiên và thủy sản. Nếu làm thu hẹp các diện tích này sẽ trực tiếp đánh vào an ninh lương thực và xã hội của đất nước.

Đó là chưa kể, Long An chỉ cách TP Hồ Chí Minh có 30 km mà một trung tâm nhiệt điện lớn như vậy thì cũng rất đáng ngại cho sự phát triển tương lai. Nên nhiều chuyên gia cũng lo ngại, cho dù cố gắng áp dụng những công nghệ mới nhất, nhưng với quy mô lớn như vậy thì lượng phát thải dẫu giảm được cũng vẫn ảnh hưởng không nhỏ tới thành phố. Các nhà máy công nghiệp nhỏ thì có thể di dời khi thành phố cần trong sạch hơn, nhưng nhà máy nhiệt điện thì quá lớn để tính chuyện di dời khi thấy không thích hợp..v..v.

Còn nhớ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là một trong số các nguyên thủ quốc gia cam kết mạnh mẽ thực hiện Thỏ‌a thuận Paris về biến đổi khí hậu. Tại Hội nghị thượng đỉnh G7 diễn ra từ ngày 8 đến 10/6/2018, Thủ tướng đã gửi đi thông điệp: “Việt Nam sẽ tăng sả‌n lượng điện sả‌n xuất từ những nguồn tái tạo lên gấp ba lần và tăng tỉ lệ số hộ gia đình có các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời lên khoả‌ng 26% vào năm 2030. Điều quan trọng là không đán‌h đổi môi trường lấy tăng trưởng Kin‌h tế”.

Thực tế cho thấy, hiện tại nguồn đầu tư cho nhiệt điện than có thể rẻ hơn, phù hợp với nhau cầu hiện tại của chúng ta. Nhưng, trữ lượng không còn bao nhiêu, khai thác ngày càng khó. Nước ta đã phải nhập khẩu than và lượng nhập khẩu ngày càng nhiều, giá ngày càng đắt. Đó là chưa nói đến tác động xấu đến môi trường, và quan trọng hơn là đi ngược trào lưu thế giới. 

Mặt khác, giữa vấn đề an ninh năng lượng với sức khỏe của người dân chúng ta không thể hy sinh bất kỳ một vế nào. Theo đó, phát triển xanh vẫn là hướng đi thông minh cho Việt Nam, một quốc gia có tiềm năng năng lượng tái tạo dồi dào, đặc biệt là năng lượng mặt trời và năng lượng gió.

Điều này cũng có nghĩa, chúng ta vẫn có thể điều chỉnh những quy hoạch, chính sách khi nó thể hiện sự không hợp lý, bất cập khi áp dụng vào thực tiễn.

Nói như Đại biểu Lê Công Nhường thì: “Quy hoạch Điện VII hiện nay là quy hoạch điều chỉnh, nghĩa là có thể thay đổi được. Quy hoạch do con người tạo ra và sẽ thay đổi khi kinh tế, xã hội, môi tường, công nghệ thay đổi. Trong thời đại 4.0, nhất là khi con người đặc biệt lo ngại về vấn đề ô nhiễm môi trường, Bộ Công thương nên xem xét kiến nghị điều chỉnh quy hoạch để theo kịp thời đại”.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đầu tuần bàn chuyện “nhiệt điện than” tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711645702 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711645702 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10