Để đưa dự án đường Hồ Chí Minh về đích

Diendandoanhnghiep.vn Tiến độ triển khai dự án đường Hồ Chí Minh đang bị chậm gần hai năm so với yêu cầu hoàn thành các dự án thành phần và nối thông toàn tuyến với quy mô hai làn.

>> Dự án đường Hồ Chí Minh chậm do thiếu vốn

Tại Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV, dự kiến Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình tổng kết, đánh giá tổng thể tình hình thực hiện Nghị quyết số 66/2013/QH13 và kế hoạch triển khai dự án đường Hồ Chí Minh giai đoạn tiếp theo.

Cũng tại Kỳ họp, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy trình bày Báo cáo thẩm tra Tờ trình của Chính phủ về tổng kết, đánh giá tổng thể tình hình thực hiện Nghị quyết số 66/2013/QH13 và kế hoạch triển khai dự án đường Hồ Chí Minh giai đoạn tiếp theo.

đ

Dự án đường Hồ Chí Minh đang chậm tiến độ và thiếu vốn.

Trước đó, ngày 10/3/2022 tại phiên họp thứ 9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về điều chỉnh một số nội dung và giải pháp nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả chủ trương đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh và kế hoạch triển khai dự án này giai đoạn tiếp theo.

Theo báo cáo của Chính phủ, dự án đường Hồ Chí Minh được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư vào năm 2004, dự kiến hoàn thành vào năm 2010. Dự án có điểm đầu tại Pác Bó (Cao Bằng), điểm cuối tại Đất Mũi (Cà Mau), với tổng chiều dài 3.183 km, tuyến chính dài 2.499 km, nhánh phía tây dài 684 km; đi qua 28 tỉnh, TP. Tổng vốn đầu tư của toàn dự án là 99.170 tỉ đồng.

Tuy nhiên, đến năm 2013, Quốc hội thông qua Nghị quyết 66 điều chỉnh một số nội dung, trong đó lùi thời điểm thông xe toàn tuyến tới năm 2020. Giai đoạn sau năm 2020 sẽ nâng cấp một số đoạn theo chuẩn cao tốc.

Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cho biết, trong 5 năm (2017 - 2021), dự án được triển khai rất chậm so với yêu cầu đặt ra, mới chỉ triển khai được khoảng 8% tổng khối lượng.

Tính đến thời điểm hiện tại, để nối thông toàn tuyến đường Hồ Chí Minh còn lại 171km của 3 đoạn: (1) Chợ Chu - Ngã ba Trung Sơn; (2) Đoan Hùng - Chợ Bến và (3) Rạch Sỏi - Bến Nhất - Gò Quao - Vĩnh Thuận, chưa bố trí vốn (tổng mức đầu tư khoảng 10.770 tỷ đồng) để triển khai thực hiện.

Về kiến nghị giao Chính phủ triển khai cụ thể các dự án trong giai đoạn sau năm 2020 tùy theo nhu cầu vận tải và khả năng cân đối nguồn lực, Ủy ban chỉ ra rằng, dự kiến tổng nhu cầu vốn đầu tư trong giai đoạn này là rất lớn trong khi mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp giai đoạn này chưa được xác định rõ ràng cụ thể, cần được tiếp tục nghiên cứu, xem xét.

Theo đó, Chính phủ có trách nhiệm “dự toán tổng mức đầu tư và kế hoạch triển khai dự án giai đoạn sau năm 2020 để báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định. Chính phủ cũng cần xem xét, cân đối nguồn lực, bố trí nguồn ốn thích hợp và quyết tâm chỉ đạo hoàn thành các dự án thành phần còn lại trong giai đoạn 2021-2025.

Dẫn lại báo cáo của Chính phủ, ông Huy cho hay đến hết năm 2020 còn bảy đoạn với tổng chiều dài khoảng 279 km chưa triển khai, trong đó mới cân đối bố trí vốn cho ba đoạn với tổng chiều dài 108 km, dự kiến hoàn thành trong giai đoạn 2021-2025. Đối với phân kỳ đầu tư sau năm 2020, dự án hoàn thành khoảng 2.362 km/2.744 km, đạt 86,1%; đang thực hiện 211 km; chưa bố trí vốn để triển khai thực hiện 171 km.

Về nguồn vốn thực hiện dự án, đến năm 2020, nhu cầu vốn để nối thông toàn tuyến là 88.400 tỉ đồng, đã huy động được hơn 62.300 tỉ đồng. Đối với giai đoạn 2021-2025, đã bố trí hơn 11.790 tỉ đồng vốn ngân sách nhà nước. Còn lại ba đoạn với tổng chiều dài 171 km, tổng mức đầu tư là 10.770 tỉ đồng chưa được bố trí nguồn vốn.

>> Cắt giảm vốn dự án cải tạo quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên

>> Thiếu kinh phí giải phóng mặt bằng đường Hồ Chí Minh đoạn La Sơn – Túy Loan

>> Vì sao dừng thực hiện Dự án BOT đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành-Đức Hòa?

Toàn cảnh Phiên họp chiều 10/3.

Toàn cảnh Phiên họp chiều 10/3.

Giải trình sau đó, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho rằng dự án đường Hồ Chí Minh có ý nghĩa phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh rất lớn. Thừa nhận tiến độ thực hiện dự án chậm và ông Thể diễn giải thêm nguyên nhân là do thiếu vốn, vì có giai đoạn khủng hoảng kinh tế.

“Hiện nay còn ba đoạn chúng tôi rất muốn làm, đầu tư cho xong như đoạn Gò Quao - Vĩnh Thuận. Có thể nói thiên thời, địa lợi rất tốt nhưng người dân rất nghèo, chúng tôi rất muốn đầu tư làm sao cho xong nhưng kinh phí hiện nay khó” - ông Thể nói.

Bộ trưởng GTVT sau đó đề nghị QH giám sát, thảo luận và ban hành nghị quyết giao cho Chính phủ sử dụng ngay 10% vốn dự phòng để tập trung làm ba đoạn này. Những đoạn này không thể triển khai dự án theo hình thức BOT mà đề nghị chuyển sang đầu tư công.

“Chúng tôi mong muốn nếu bố trí được vốn thì làm luôn để năm 2025 chúng ta xong giai đoạn 1 đúng theo Nghị quyết 66” - ông Thể cho hay.

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính và Ngân sách Nguyễn Phú Cường cùng có ý kiến cho rằng, để đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả, cần khảo sát lại và báo cáo Quốc hội đối với các dự án thành phần tiếp theo. Đối với phân kỳ đầu tư sau năm 2020, một số đoạn đường Hồ Chí Minh được quy hoạch là đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây; một số đoạn đi trùng cao tốc Bắc - Nam phía Đông, triển khai đầu tư một số đoạn theo giai đoạn phân kỳ; một số đoạn tuyến khác đã được đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025…, do đó, cần rà soát để đảm bảo không bị chồng chéo, trùng lặp các dự án.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới chỉ rõ, sau 18 năm triển khai dự án, nhiều đoạn đường đã xuống cấp, nhất là đất nền yếu ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, do đó phải có kế hoạch trùng tu; khảo sát đặc điểm của từng vùng, đoạn đường để có kế hoạch triển khai cụ thể…

Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho rằng về việc chậm tiến độ, cần phải xem xét tổng thể các nguyên nhân, chủ quan, khách quan, trách nhiệm của địa phương, trung ương để đánh giá toàn diện, tổng thể. Ủy ban Thường vụ QH thống nhất trình QH xem xét thảo luận nội dung này tại kỳ họp tháng 5-2022.

“Chúng ta phải hoàn thành dự án đường Hồ Chí Minh theo đúng mục tiêu ban đầu” - ông Hải nhấn mạnh và yêu cầu trước mắt cần rà soát và sắp xếp lại kế hoạch đầu tư công trung hạn của giai đoạn 2021-2025… Lưu ý không xé lẻ dự án, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị sớm đầu tư đoạn Chợ Chu - ngã ba Trung Sơn để kết nối giao thông của An toàn khu Định Hóa (Thái Nguyên) và đoạn Rạch Sỏi - Gò Quao - Vĩnh Thuận nhằm kết nối giao thông ĐBSCL để cơ bản hoàn thành tuyến đường Hồ Chí Minh.

Kỳ vọng, tại Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV, Quốc hội sẽ có những chỉ đạo cụ thể, thiết thực để tháo gỡ những khó khăn đang tồn tại, sớm đưa dự án đường Hồ Chí Minh về đích.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Để đưa dự án đường Hồ Chí Minh về đích tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713522611 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713522611 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10