Để "lò xo" du lịch "bật nén"

Diendandoanhnghiep.vn Trước mắt cấp trung ương ưu tiên cho việc cung cấp thông tin du lịch an toàn, cấp địa phương ưu tiên cho việc tiếp thị số điểm đến và hướng tới quản trị hoạt động dựa trên dữ liệu thực.

>>>Doanh nghiệp du lịch mang nỗi lo "khủng hoảng nhân lực" ngày trở lại

Kết quả khảo sát vừa được công bố của Ban Nghiên cứu phát triển Kinh tế tư nhân (Ban IV) và Hội đồng Tư vấn Du lịch (TAB) về nhu cầu và xu hướng khách du lịch thời Covid-19 trên toàn lãnh thổ Việt Nam, cho thấy, gần 90% số người khảo sát cho biết muốn đi du lịch ngay trong vòng 10 tháng tới, trong đó có tới 53,7% muốn đi du lịch ngay trong giai đoạn từ tháng 12/2021 tới các tháng đầu năm 2022, thể hiện nhu cầu “lò xo bị nén” có thể bật mạnh.

Sau 1 năm gần như

Sau 1 năm gần như "đóng băng", du lịch đang có những tín hiệu tích cực với thị trường nội địa và bắt đầu khởi động lại với thị trường khách quốc tế.

"Mù mờ" thông tin

Tuy nhiên, tiêu chí “an toàn dịch bệnh” là mối ưu tiên cao nhất của du khách khi lên các kế hoạch đi du lịch trong điều kiện bình thường mới, với 56% số người lựa chọn, nhiều hơn các tiêu chí về giá, điểm đến hay sản phẩm du lịch.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy, phát triển mạnh nhu cầu của du khách trong việc sử dụng công nghệ số để tìm kiếm thông tin và đặt dịch vụ du lịch, trong đó có tới 75% số người được hỏi mong muốn các nền tảng số lĩnh vực du lịch tập trung vào việc cung cấp thông tin du lịch an toàn, 57% để đặt, mua và thanh toán dịch vụ du lịch và 51% để chăm sóc, phục vụ khách hang.

Đáng lưu ý, vẫn tồn tại nhiều mối lo ngại của du khách cần được giải tỏa để yên tâm du lịch, trong đó du khách lo ngại nhiều nhất là khi đi du lịch sẽ bị cách ly ở nơi đến hoặc khi quay về nhà (87%), nguy cơ bùng phát dịch trong khi đi du lịch (61%) và những hạn chế đi lại khác nhau giữa các địa phương (54%).

Theo ông Hoàng Nhân Chính, Trưởng ban Thư ký Hội đồng Tư vấn Du lịch cho rằng, các địa phương nếu còn áp dụng cách ly trên diện rộng đừng hy vọng đón được nhiều khách du lịch. Tương tự như vậy với khách quốc tế đến Việt Nam. Do đó, cơ quan quản lý và các địa phương cần sớm tìm giải pháp thích ứng linh hoạt, khách đi du lịch bình thường nhưng vẫn đảm bảo an toàn dịch bệnh.

Cùng quan điểm, bà Trần Nguyện, Giám đốc Kinh doanh Sun World (Sun Group), thực tế hoạt động tại doanh nghiệp cho thấy nhu cầu đi du lịch của khách rất lớn, nhưng họ rất e ngại trong quá trình đi, lộ trình ra sao, thủ tục thế nào, đi về có bị cách ly không.

“Do vậy, rất mong các địa phương minh bạch thông tin, rõ ràng quy định về điểm đến để hỗ trợ các đối tác, doanh nghiệp du lịch và du khách”, bà Trần Nguyện kiến nghị. 

>>>CÂU CHUYỆN CUỐI TUẦN: Liệu du lịch có bùng nổ trong năm 2022?

>>>Ngành du lịch đến thời điểm phải được ‘tái cơ cấu”

Xây dựng kịch bản phục hồi

Trước thực tiễn này, cùng mục tiêu đón 65 triệu lượt khách du lịch, tổng thu từ khách du lịch đạt 400 nghìn tỉ đồng cho ngành du lịch năm 2022, Ban IV và TAB đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, một là, cộng đồng doanh nghiệp rất mong Chính phủ kiên định với việc áp dụng Nghị quyết 128/NQ-CP và trong trường hợp cần sửa đổi, nâng cấp Nghị quyết này thì tiếp tục duy trì tinh thần “thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch bệnh” để người dân và doanh nghiệp có thể vận hành công việc, cuộc sống trong bối cảnh dịch một cách chủ động, hiệu quả.

mục tiêu đón 65 triệu lượt khách du lịch, tổng thu từ khách du lịch đạt 400 nghìn tỉ đồng

Năm 2022, ngành du lịch đặt mục tiêu đón 65 triệu lượt khách du lịch, tổng thu từ khách du lịch đạt 400 nghìn tỉ đồng.

Đồng thời, trên cơ sở đó, đề xuất Chính phủ chỉ đạo các địa phương muốn mở cửa đón khách du lịch cần thống nhất thực hiện theo đúng tinh thần Nghị quyết của Chính phủ, nghĩa là cùng một cấp độ an toàn dịch thì phải có cùng quy định giống nhau, không đưa ra những quy định riêng của địa phương mà không nhất quán với quy định chung của Chính phủ.

Hai là, Chính phủ chỉ đạo các Bộ, địa phương cập nhật thường xuyên, chính xác thông tin về phòng chống và kiểm soát dịch bệnh, đặc biệt các yêu cầu cụ thể liên quan tới điều kiện di chuyển, đi lại, cư trú,... và chú trọng đăng tải trên các kênh truyền thông, trang thông tin điện tử, nền tảng số phổ biến, dễ tiếp cận và truy cập.

Bên cạnh đó, đề xuất Chính phủ chỉ đạo các địa phương cung cấp 01 đường dây nóng để hỗ trợ chuyên cho quá trình phổ biến thông tin, giúp người dân và doanh nghiệp nắm bắt chi tiết khi lên các kế hoạch di chuyển, từ đó nâng cao hiệu quả và ý thức tuân thủ, chấp hành.

Ba là, Chính phủ quan tâm, thúc đẩy chuyển đổi số mạnh mẽ, nhanh chóng và hiệu quả trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ du lịch ở cả 03 cấp độ, gồm trung ương, địa phương và doanh nghiệp để đảm bảo sự kết nối và đồng bộ trong quá trình phục hồi. Trước mắt cấp trung ương ưu tiên cho việc cung cấp thông tin du lịch an toàn, cấp địa phương ưu tiên cho việc tiếp thị số điểm đến và hướng tới quản trị hoạt động dựa trên dữ liệu thực.

Bốn là, Lãnh đạo Chính phủ ưu tiên thực hiện hoạt động đối thoại công - tư ở cấp cao để thảo luận và xây dựng các kịch bản cùng kế hoạch phục hồi du lịch, trước hết trong giai đoạn 2022 - 2023. Trên cơ sở đó, giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công bố công khai các kế hoạch, thường xuyên cập nhật kế hoạch theo diễn biến của thực tiễn để các bên cùng phối hợp thực hiện hiệu quả.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Để "lò xo" du lịch "bật nén" tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713589388 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713589388 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10