Đệ trình Công hàm lên Liên Hiệp Quốc: Việt Nam dùng pháp lý "đấu" Trung Quốc!

Diendandoanhnghiep.vn Việc lưu hành Công hàm tại Liên Hiệp Quốc thể hiện lại lập trường, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Việt Nam.

Tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi bị đâm chìm

Tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi bị tàu Trung Quốc đâm chìm. Ảnh do ngư dân cung cấp.

Bà Lê Thị Thu Hằng – người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định như vậy tại cuộc họp báo ngày 9/4.

Bằ Hằng khẳng định: Lập trường nhất quán của Việt Nam là giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, như đã được thể hiện trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982.

Do đó, “việc lưu hành công hàm tại Liên Hiệp Quốc là bình thường, thể hiện lại lập trường, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Việt Nam. Lập trường nhất quán của Việt Nam đã được thể hiện đầy đủ tại công hàm này”.

Công hàm mà phái đoàn Việt Nam đệ trình lên Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres ngày 30/3 nhằm bác bỏ yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông, đã cho thấy một diễn biến tích cực trong giải quyết các tranh chấp.

Công hàm này là bước tiếp nối trong chuỗi trao đổi công hàm về vấn đề thềm lục địa tại Biển Đông khởi đầu từ Malaysia từ tháng 12/2016.

Trước đó, Philippines  cũng đã gửi hai công hàm đến Liên Hiệp Quốc. Trong công hàm đầu tiên, Philippines đã bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc, và lần đầu tiên quốc gia này sử dụng phán quyết của Tòa trọng tài trong vụ kiện Biển Đông giữa quốc gia này và Trung Quốc làm cơ sở pháp lý để phản đối lại Trung Quốc.

Tại Công hàm Việt Nam đệ trình lên Liên Hiệp Quốc phản đối Trung Quốc tranh chấp chủ quyền quốc gia, Việt Nam ngoài việc lặp lại chủ quyền của mình tại Biển Đông, còn khẳng định cơ sở pháp lý duy nhất cho việc xác định các vùng biển pháp lý trên biển là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982, trực tiếp loại bỏ quyền lịch sử của Trung Quốc tại khu vực này.

Căn cứ vào UNCLOS 1982, Việt Nam cũng khẳng định, hành động vẽ hệ thống các đường cơ sở thẳng quanh các cấu trúc xa nhất thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là không có cơ sở pháp lý. Các lập luận trên của Việt Nam đều theo đúng với nội dung của phán quyết của Tòa trọng tài trong vụ kiện Biển Đông năm 2016. 

Ngày 9/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam tiếp tục nhấn mạnh: "Việt Nam khẳng định chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế, đồng thời khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển được xác định theo các quy định của UNCLOS 1982".

"Quan điểm nhất quán của Việt Nam là duy trì hòa bình, ổn định, an ninh an toàn tự do hàng hải, hàng không ở biển Đông là lợi ích là trách nhiệm của các nước trong và ngoài khu vực”. Do đó, Việt Nam "mong muốn là các nước cần phải tăng cường hợp tác đóng góp thiết thực vào hòa bình, ổn định và hợp tác vì mục tiêu nói trên". - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đệ trình Công hàm lên Liên Hiệp Quốc: Việt Nam dùng pháp lý "đấu" Trung Quốc! tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714083435 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714083435 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10