Đề xuất 17 loại bằng lái: Xin đừng làm rối thêm!

Diendandoanhnghiep.vn Dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) đang được Bộ Giao thông Vân tải (GTVT) lấy ý kiến lại đề xuất tới 17 loại bằng lái khác nhau.

Điều này đang nhận được nhiều quan điểm trái chiều trong dư luận, trong đó không ít chuyên gia cho rằng quy định này như “rắn vẽ thêm chân”, rườm rà, tốn kém và Bộ GTVT đang tự làm phức tạp thêm luật hiện hành.

A

Thay vì chia thành nhiều hạng thì cơ quan cấp bằng lái nên giám sát chặt việc sát hạch, đào tạo cấp bằng. Ảnh: Internet.

Theo đó, Dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) đề xuất đổi bằng lái xe, phân loại lại với 17 loại, gồm: A0, A1, A, B1, B2, B, BE, C1, C, C1E, CE, D, D1, D2, D1E, D2E, DE (thay cho 13 bằng đang cấp hiện hành gồm: A1, A2, A3, A4, B1, B2, C, D, E, FB2, FC, FD, FE).

Cụ thể: Hạng A0 lái xe máy dưới 50 phân khối, xe đạp điện và xe máy điện; Hạng A1 lái xe máy từ 50-125 phân khối, xe điện động cơ từ 4-11kw; Hạng A lái xe máy trên 125 phân khối, xe điện trên 11kw; Hạng B2 lái ô tô dưới 9 chỗ số tự động, ô tô tải dưới 3,5 tấn số tự động…

Dự luật cũng cho phép người có bằng lái do các quốc gia thành viên Công ước Viên cấp được sử dụng lái xe tương ứng tại Việt Nam (không phải công nhận hay đổi bằng lái quốc tế). Tuy nhiên, Việt Nam không công nhận bằng lái xe với người nước ngoài: Dưới 18 tuổi có bằng lái A1, A, B1, B2, B, BE; Dưới 21 tuổi có bằng lái C1, C, D1, D2, D, C1E, CE, D1E, D2E và DE.

Về độ tuổi: Người điều khiển xe đạp điện, xe máy điện phải từ 16 tuổi trở lên và có bằng A0, các bằng còn lại cấp cho người từ 18 tuổi trở lên. Các bằng A0, A1, A, B1 không quy định thời hạn. Bằng B2 có thời hạn tới khi người lái xe đủ 60 tuổi, sau đó định kỳ 10 năm đổi 1 lần; các bằng còn lại phải đổi theo định kỳ 5-10 năm.

Thực tế, Việt Nam đã tham gia Công ước về giao thông đường bộ, thường được gọi là Công ước Vienna về giao thông đường bộ, gọi tắt là Công ước Vienna (CUV). Với công ước này tạo thuận lợi cho giao thông đường bộ quốc tế và tăng an toàn giao thông trên toàn cầu.

Do đó khi tham gia CUV, Việt Nam phải dần dần thay đổi các bộ phận cấu thành nên nền tảng giao thông của Quốc gia mình cho phù hợp với các Quy định chung, tiến tới toàn bộ đều như nhau, ngoại trừ một số điểm đặc thù.

Từ biển báo, đèn tín hiệu, đến vạch kẻ đường, từ quy tắc tham gia giao thông đường bộ thông thường đến đường cao tốc đều được chuẩn hóa, từ cách phân hạng phương tiện giao thông đến phân hạng giấy phép cấp cho người điều khiển các hạng xe cũng vậy, các quốc gia đều phải dần dần thay đổi cho phù hợp với CUV. Dự thảo của Việt Nam khác CUV ở chỗ có thêm A0, B2, D2, D2E do đặc thù quốc gia, còn lại là giống.

Liên quan đến câu chuyện Dự thảo áp dụng 17 loại bằng khác nhau, ông Lương Duyên Thống - Vụ trưởng Quản lý phương tiện người lái (Tổng cục Đường bộ Việt Nam) cho biết, việc đổi hạng bằng lái xe là quy định bắt buộc theo công ước Vienna 1968 mà Việt Nam là thành viên.

“Các quốc gia thành viên tham gia công ước phải thực hiện phù hợp với quy định phụ lục của công ước. Đây là điều bắt buộc phải thực hiện bởi, theo nguyên tắc ngoại giao, việc phân hạng bằng lái xe phải phù hợp với quốc tế thì họ mới công nhận”- ông Lương Duyên Thống nói.

Thế nhưng, dưới góc nhìn của nhiều chuyên gia thì quy định này dường như bất hợp lý và chưa cần thiết, cũng như chưa phù hợp để áp dụng tại Việt Nam ở thời điểm này. Không nhất thiết phải phân thành nhiều hạng bằng lái như các nước.

Chuyên gia giao thông Nguyễn Xuân Thuỷ cho rằng: “Do điều kiện kinh tế Việt Nam chưa theo kịp các nước nên việc chia thành nhiều loại bằng sẽ gây phiền toái, tốn kém cho người dân. Phân hạng bằng mỗi lần chuyển loại người học phải thi chuyển đổi vừa phức tạp, vừa tốn thêm chi phí. Thay vì chia thành nhiều hạng thì cơ quan cấp bằng lái nên giám sát chặt việc sát hạch, đào tạo cấp bằng, đặc biệt là đối với loại bằng lái xe vận tải chở khách thì phải được giám sát rất chặt chẽ”.

Tương tự, Chuyên gia giao thông Nguyễn Hữu Đức nhận định: “Cách phân hạng giấy phép lái xe như trong bản Dự thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổi sẽ gây khó khăn cho cả người dân lẫn các đơn vị quản lý về sau. Nhiều nước trên thế giới cũng thực hiện việc phân hạng giấy phép lái xe nhưng không chia nhỏ ra làm quá nhiều hạng như thế này”.

Điều này cũng có nghĩa, cách phân hạng hiện tại là hợp lý. Vấn đề ở đây là thay vì siết chặt bằng tư duy cai trị, hãy quản lý bằng tư duy kỹ trị. Trên tình thần “việc gì có lợi cho dân thì làm, việc gì có hại cho dân thì tránh” như Bác Hồ từng răn dạy.

Song song, cơ quan soạn thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) phải đưa ra lời giải thích thỏa đáng và thuyết phục để người dân hiểu, từ đó có sự đồng thuận, chấp nhận, để tránh tối đa “hiệu ứng ngược” từ thực tiễn khi áp dụng.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đề xuất 17 loại bằng lái: Xin đừng làm rối thêm! tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713982961 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713982961 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10