Đề xuất tăng thuế clinker để hạn chế xuất khẩu tài nguyên

Diendandoanhnghiep.vn Mặt hàng clinker được đề nghị điều chỉnh tăng thuế xuất khẩu từ 5% lên 10% nhằm hạn chế xuất khẩu tài nguyên không tái tạo.

Đề nghị này được Bộ Tài chính đưa ra tại Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 57/2020/NĐ-CP và Nghị định 122/2016/NĐ-CP về biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi…

Mặt hàng clinker được đề nghị điều chỉnh tăng thuế xuất khẩu từ 5% lên 10% nhằm hạn chế xuất khẩu tài nguyên không tái tạo.

Mặt hàng clinker được đề nghị điều chỉnh tăng thuế xuất khẩu từ 5% lên 10% nhằm hạn chế xuất khẩu tài nguyên không tái tạo.

Trên thực tế, việc đẩy mạnh xuất khẩu xi măng và clinker có thể giúp ngành xi măng tận dụng được năng lực sản xuất trong nước và nguồn dư thừa, nhưng đây không phải giải pháp lâu dài và bền vững vì quá trình sản xuất 2 mặt hàng trên chủ yếu dựa vào việc khai thác, sử dụng tài nguyên không tái tạo.

“Việc tăng xuất khẩu clinker còn làm cạn kiệt tài nguyên trong nước, gây ra nhiều tác động xấu đến môi trường trong quá trình khai thác. Mặt khác, sản xuất xi măng và clinker tại Việt Nam đang sử dụng điện với giá thấp”, đại diện Bộ Tài chính cho biết.

Theo báo cáo thường niên của Hiệp hội Xi măng Việt Nam (VNCA), tính đến cuối năm 2020, Việt Nam có 90 dây chuyền sản xuất clinker, xi măng với tổng công suất 106,6 triệu tấn (tính theo 80% clinker + 20% phụ gia). Thực tế, có thể sản xuất khoảng 122 triệu tấn xi măng (70% clinker + 30% phụ gia).

Sản lượng tiêu thụ nội địa những năm gần đây hầu như không tăng trưởng, riêng năm 2020 đã sụt giảm 3 triệu tấn so với năm 2019, nhưng do xuất khẩu tăng mạnh nên ngành vẫn đạt con số tiêu thụ trên 100 triệu tấn.

Cụ thể, năm 2015 tiêu thụ nội địa đạt 55,68 triệu tấn, năm 2016 đạt 59,34 triệu tấn, năm 2017 nhích nhẹ lên 60,27 triệu tấn, năm 2018 đạt 63,94 triệu tấn, năm 2019 đạt xấp xỉ 65 triệu tấn, nhưng đến năm 2020 giảm 3 triệu tấn, còn 62,12 triệu tấn.

Bộ Tài chính cho biết, năm 2020, Việt Nam xuất khẩu gần 33 triệu tấn xi măng và clinker, trong đó xuất khẩu clinker đạt 24 triệu tấn (chiếm tỷ trọng 73%), xuất khẩu xi măng đạt 8,7 triệu tấn (chiếm tỷ trọng 27%).

Để hạn chế xuất khẩu mặt hàng này, tại Nghị định số 57/2020/NĐ-CP, mặt hàng clinker (nhóm 25.23, mã số 2523.10.10 và 2523.10.90) phải chịu mức thuế suất thuế xuất khẩu là 5%. Riêng đối với mặt hàng xi măng, do không có trong biểu khung thuế nên không chịu thuế xuất khẩu.

Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050 cũng định hướng hạn chế xuất khẩu những sản phẩm sử dụng nhiều nguyên liệu, nhiên liệu là tài nguyên khoáng sản không tái tạo.

Cụ thể, trong giai đoạn 2021 - 2030,  Chiến lược nêu rõ, tỷ lệ xuất khẩu clinker và xi măng không vượt quá 30% tổng công suất thiết kế. Giai đoạn 2031 - 2050, tỷ lệ xuất khẩu clinker và xi măng không vượt quá 20% tổng công suất thiết kế.

Điều đáng nói, hiện nay xuất khẩu xi măng, clinker đã đạt đến ngưỡng khống chế này.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đề xuất tăng thuế clinker để hạn chế xuất khẩu tài nguyên tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713428865 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713428865 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10