Đề xuất tăng thuế xuất khẩu dăm gỗ (Kỳ I): Đi ngược quy luật cung cầu?

Thy Hằng 09/07/2019 16:01

Các doanh nghiệp cho rằng việc tăng thuế nhằm hạn chế xuất khẩu mặt hàng dăm gỗ là thiếu thực tế và đi ngược quy luật cung cầu của nền kinh tế.

Bộ Tài chính dự kiến trình Chính phủ đề xuất tăng thuế xuất khẩu mặt hàng dăm gỗ từ 2% lên 5%. Lý do được cơ quan này đưa ra là nhằm mục tiêu hạn chế dăm gỗ xuất khẩu.

Bộ Tài chính dự kiến trình Chính phủ đề xuất tăng thuế xuất khẩu mặt hàng dăm gỗ từ 2% lên 5%. Lý do được cơ quan này đưa ra là nhằm mục tiêu hạn chế dăm xuất khẩu.

Bộ Tài chính dự kiến trình Chính phủ đề xuất tăng thuế xuất khẩu mặt hàng dăm gỗ từ 2% lên 5%. 

Giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp 

Tuy nhiên, nhiều ý kiến từ phía cộng đồng doanh nghiệp cho rằng mục tiêu này là thiếu thực tế, đi ngược với quy luật cung - cầu của nền kinh tế. Bởi lẽ, thực tiễn đã chứng minh, đầu năm 2016, Bộ Tài chính đã áp dụng mức thuế xuất khẩu dăm tăng từ 0% lên 2%. Tuy nhiên, trên thực tế, sản lượng dăm xuất khẩu không có chiều hướng giảm mà ngược lại, sản lượng xuất khẩu dăm tăng từ 7 triệu tấn (năm 2016) lên 10,3 triệu tấn khô (năm 2018).

“Điều này cho thấy, nếu Nhà nước dùng mệnh lệnh hành chính bằng cách tăng thuế để can thiệp vào quy luật cung - cầu của nền kinh tế là không khả thi”, đơn kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp xuất khẩu dăm khu vực Cảng Cái Lân, tỉnh Quảng Ninh và khu vực Cảng Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa nêu rõ.

Cùng với đó, việc tăng thuế sẽ làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành. Đánh giá ở lần tăng thuế xuất khẩu dăm gỗ trước đó cho thấy, 2% mức thuế tăng sẽ làm tăng chi phí sản xuất từ 2,5 – 3 USD/đơn vị sản phẩm.

“Tăng thuế xuất khẩu sẽ làm giảm sức cạnh tranh của ngành dăm gỗ Việt Nam đối với các thị trường xuất khẩu dăm gỗ khác, vì phải bán với giá cao hơn mới đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp, như vậy sẽ khiến khách hàng chuyển hướng sang thị trường khác. Hệ lụy là ngành dăm gỗ gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí không thể duy trì hoạt động và phát triển”, ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc công ty TNHH nguyên liệu giấy Quy Nhơn nhận định.

Có thể bạn quan tâm

  • “Bảo hộ” độc quyền vùng nguyên liệu dăm gỗ: Chính quyền đang lạm quyền

    09:02, 28/11/2016

  • Doanh nghiệp dăm gỗ lại vướng vì “bảo hộ” vùng nguyên liệu

    15:18, 19/09/2016

  • Cấm hoạt động các cơ sở chế biến dăm gỗ tại Thanh Hóa: Cần lộ trình để DN chuẩn bị

    20:44, 04/09/2016

Trước đó, việc áp thuế 2% từ ngày 1/1/2016 được đánh giá là đã làm doanh nghiệp trong ngành lao đao khi nhân cơ hội này khách hàng đè bẹp giá xuất khẩu dăm gỗ 3 năm liền.

“Bẻ ngọn sao sinh cành”

Đặc biệt, theo đánh giá, hệ lụy cuối cùng của tăng thuế là người nông dân chịu thiệt thòi khi giá thu mua nguyên liệu buộc phải giảm theo. Nói như ông Nguyễn Nị, Giám đốc công ty TNHH nguyên liệu giấy Dung Quất: “Nói đến giá trị xuất khẩu dăm gỗ là nói đến người trồng rừng, nên nếu đánh thuế 5%, những người chịu ảnh hưởng đầu tiên là hộ dân tham gia trồng rừng chứ không phải là doanh nghiệp chế biến”.

Theo đó, các doanh nghiệp chỉ gặp khó khăn trong thời gian đầu vì hàng tồn kho và các hợp đồng đã ký trước, tuy nhiên sau đó sẽ phải cân đối lại để giảm giá thu mua phải trả cho người trồng rừng. Về lâu dài, giá thành cao sẽ làm các công ty thu mua ngoài nước tìm kiếm thị trường khác tốt hơn, giá rẻ hơn để mua, lúc đó lượng cầu sẽ giảm.

Cùng quan điểm, ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc công ty TNHH nguyên liệu giấy Quy Nhơn cũng cho rằng, nếu phải hạ giá mua nguyên liệu đầu vào, sẽ ngay lập tức ảnh hưởng đến hiệu quả của nghề rừng và thu nhập của người trồng rừng.

“Nếu việc trồng rừng không còn mang lại hiệu quả, sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến mục tiêu quốc gia về bảo vệ và phát triển rừng, các mục tiêu theo chủ trương của Chính phủ cũng như các chương trình như xóa đói giảm nghèo, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, cải thiện môi sinh, môi trường, chống biến đổi khí hậu....”, ông Anh Tuấn nói.

Và đặc biệt, ảnh hưởng tiêu cực đến nghề rừng và sinh kế ở những huyện miền núi, vùng sâu vùng xa, bà con, đồng bào dân tộc thiểu số với đại đa số là hộ nghèo và cận nghèo. “Tôi cho rằng, các cơ quan quản lý nhà nước cần nghiên cứu khảo sát thực tế, chưa nên xử lý phần ngọn là áp thuế hoặc tăng thuế, vì người trồng rừng chưa được hưởng lợi nhiều từ việc phát triển rừng, vì thường xuyên gánh chịu hậu quả do khách hàng nước ngoài ép giá, thiên tai bão lũ, nếu chịu thêm thuế xuất khẩu thì nghề rừng ở những huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa, bà con đồng bào dân tộc thiểu số, ... (đại đa số là hộ nghèo, cận nghèo) khó có cơ hội phát triển”, Giám đốc Công ty nguyên liệu giấy Quy Nhơn nhấn mạnh.

Kỳ II: Giải pháp căn cơ cho rừng trồng gỗ lớn

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Đề xuất tăng thuế xuất khẩu dăm gỗ (Kỳ I): Đi ngược quy luật cung cầu?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO