Đề xuất xây dựng trung tâm chuyển đổi số tại mỗi vùng kinh tế trọng điểm

Diendandoanhnghiep.vn Chuyên gia đề xuất, cần xây dựng trung tâm chuyển đổi số tại mỗi vùng kinh tế trọng điểm làm nòng cốt chuyển đổi số cho khu vực, theo đó, giao nhiệm vụ chuyển đổi số đến từng bộ ngành, địa phương.

Tại Diễn đàn Cải cách và phát triển Việt Nam (VRDF) lần thứ ba năm 2020, các chuyên gia đều nhấn mạnh rằng, cần số hoá quốc gia, chuyển đổi số cho mục tiêu phát triển bền vững.

Diễn đàn Cải cách và phát triển Việt Nam (VRDF)

Tại Diễn đàn Cải cách và phát triển Việt Nam (VRDF) chuyên gia khẳng định Việt Nam cần chuyển đổi số và chuyển dịch cơ cấu theo hướng bao trùm và bền vững. Ảnh: Thy Hằng

Đưa số hoá trở thành ưu tiên công

Theo đó, số hóa sẽ diễn ra trên khắp thế giới. Cuộc khủng hoảng COVID-19 và nhu cầu giảm tiếp xúc trực tiếp và sự đông đúc trong các cơ quan chính phủ đã thúc đẩy số hóa nhanh hơn những gì người ta đã từng nghĩ trước khi xảy ra khủng hoảng.

Chuyên gia cho rằng, số hóa quản trị sẽ vận hành tốt nếu được sự ủng hộ của công chúng. "Các chính phủ cần đưa số hóa trở thành một ưu tiên công", ông Toomas Hendrik Ilves, Nguyên Tổng thống nước Cộng hòa Estonia, Chuyên gia xuất sắc Trung tâm phân tích chính sách châu Âu khuyến nghị.

Theo vị chuyên gia của Estonia, số hóa thành công khi các Chính phủ nhanh chóng cung cấp các dịch vụ công mà người dân ưa thích, ví dụ: kê khai thuế dễ dàng, đơn giản hóa các tương tác với bộ máy hành chính (đăng ký khai sinh, mua bảo hiểm y tế cho trẻ em, đăng ký xe ô tô hoặc gia hạn giấy phép lái xe).

Ông Toomas Hendrik Ilves nêu rõ, số hóa sẽ chậm chạp khi thiếu ý chí chính trị từ phía Chính phủ. "Đây là lúc cần đến dũng khí chính trị và sự lãnh đạo chính trị. Luôn khó khăn khi thay đổi cách mọi người thực hiện công việc. Các công chức đã quen với một cách làm sẽ ngại thay đổi. Công dân không phải lúc nào cũng hiểu được ý nghĩa của các chính sách mới", ông nói.

Ông dự báo, số hóa sẽ diễn ra trên khắp thế giới với tốc độ nhanh hơn những gì người ta đã từng nghĩ trước khi xảy ra khủng hoảng COVID-19.

“Những Chính phủ chuyển dịch nhanh chóng sẽ đi trước những chính phủ còn chần chừ và lê bước. Những quốc gia đó cũng sẽ được chuẩn bị tốt hơn để đối phó với những thách thức mới chắc chắn sẽ nảy sinh cho dù có thực hiện số hóa hay không”, ông Toomas Hendrik Ilves nói.

6 khuyến nghị chuyển đổi số để phát triển bền vững

Tại Việt Nam, chuyển đổi số là lĩnh vực đang được quan tâm hàng đầu, dẫn chứng là Thủ tướng Chính phủ làm Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử. Hiện nay, 22 Bộ ngành và 55 tỉnh thành phố đã có Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu, Chính phủ cũng đã xây dựng Cổng Dịch vụ công quốc gia kết nối Cổng Dịch vụ công các bộ, tỉnh, thành phố. Tính đến tháng 9/2020, 19,10% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đã được triển khai. 

chuyển đổi số là việc sử dụng dữ liệu và công nghệ số để thay đổi tổng thể và toàn diện cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất của cá nhân, tổ chức.

Chuyển đổi số cần sự quyết tâm từ các nhà lãnh đạo.

Ông Nguyễn Trọng Đường, Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa, Bộ Thông tin và Truyền thông lý giải, chuyển đổi số là việc sử dụng dữ liệu và công nghệ số để thay đổi tổng thể và toàn diện cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất của cá nhân, tổ chức.

“Chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện. Với một tổ chức, vì là sự thay đổi, nên trước tiên đó là việc của lãnh đạo, của người đứng đầu, vì nếu không thì không ai dám làm và có thể làm. Vì là tổng thể và toàn diện nên đó là việc của tất cả mọi thành viên trong tổ chức”, ông Đường nhấn mạnh.

Do đó, ông Đường cho rằng, trước hết, cần ưu tiên nguồn lực để thực hiện chuyển đổi số quốc gia. Theo đó, Chính phủ dành ít nhất 1% tổng ngân sách hàng năm chi cho ứng dụng CNTT. Đồng thời có chương trình hỗ trợ từ Ngân hàng thế giới, Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc, các tổ chức quốc tế.

Thứ hai, xây dựng chiến lược Chính phủ số. Theo đó, Trình TTgCP sớm phê duyệt Chiến lược CPS quốc gia để các Bộ, Tỉnh căn cứ xây dựng Kế hoạch triển khai Chính phủ/Chính quyền số hàng năm.

Thứ ba, xây dựng hạ tầng chính phủ số, cụ thể, các bộ ngành, địa phương nên kết hợp cả đầu tư và thuê dịch vụ hạ tầng.

Thứ tư, phát triển nhân lực chuyển đổi số, Chính phủ ưu tiên phát triển nguồn nhân lực
, Hỗ trợ phát triển nhân lực từ các tổ chức quốc tế.

Thứ năm, giao nhiệm vụ chuyển đổi số đến từng bộ ngành, địa phương. Theo đó, các Bộ, Tỉnh cần sớm chính thức giao nhiệm vụ CĐS cho các đơn vị chuyên trách CNTT và các Sở và TTTT.

Thứ sáu, xây dựng trung tâm chuyển đổi số tại mỗi vùng kinh tế trọng điểm làm nòng cốt chuyển đổi số cho khu vực.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đề xuất xây dựng trung tâm chuyển đổi số tại mỗi vùng kinh tế trọng điểm tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713531917 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713531917 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10