Đến bao giờ những cử nhân Sư phạm làm đúng nghề mình đã chọn?

Diendandoanhnghiep.vn Đòi hỏi, kỳ vọng của xã hội đối với người thầy không chỉ là kiến thức, trình độ mà còn là đạo đức, phong cách, là tấm gương mô phạm.

Đó là một trong những lời phát biểu rất tâm huyết, chân tình của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tới thế hệ các sinh viên, giảng viên nhà trường trong lễ khai giảng lần thứ 70 của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội mới đây.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ tham dự khai giảng tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ tham dự khai giảng tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.

Một thực tế đáng buồn với ngành sư phạm nói riêng và ngành giáo dục nói chung đó là có hiện tượng “chán nghề” và câu chuyện dạy thêm – học thêm hay nhận phong bì trở thành tâm điểm giáo dục.

Đã có một bộ phận dư luận trách móc, chỉ trích giáo viên, người thầy. Thậm chí, nhiều người coi nghề giáo là nhàn, điều đó hoàn toàn sai.

Công bằng mà nói, lao động của người thầy giáo là hội tụ của lao động trí óc, nghệ thuật thuyết trình, dẫn dắt, dùng nhân cách của mình giáo dục học trò, để làm tốt điều này họ phải học suốt đời. Và không thể thiếu sức khỏe bởi cường độ đứng lớp ở các bậc học đều rất căng thẳng ở trường, về đến nhà còn phải lo việc nhà, soạn bài, chấm bài đến tận khuya…

Trong khi, với đồng lương trung bình khoảng 5 triệu/ tháng, cho thấy chế độ đãi ngộ cho công sức bỏ ra của giáo viên hoàn toàn không xứng đáng. Có lẽ không có giáo viên nào dám nói mình sống được bằng lương, nếu không, đó là sẽ một cuộc sống thiếu trước hụt sau. Nên thực tế đáng buồn trên chỉ là hệ lụy tiêu cực của việc lương giáo viên không đủ sống.

Chưa dừng lại ở đó, thời gian qua có nhiều sự việc không vui liên quan đến người thầy (giáo viên bị phụ huynh học sinh chửi bới, bắt quỳ gối xin lỗi…) đã cho thấy quyền hạn của người thầy cũng bị đặt dấu hỏi?

Nói cách khác, giáo viên hiện nay không được quát, không được phạt và cũng không được từ chối dạy học sinh. Một số phụ huynh hiện nay tự cho mình quá nhiều quyền năng. Họ bất chấp tất cả, sẵn sàng đòi công bằng cho con mình ở tất cả mọi nơi, mọi lúc dù đứa trẻ có hư, bất trị.

Có giảng viên một trường Cao đẳng từng chia sẻ người viết thế này: “Thật buồn cho nghề giáo! Tôi rất tâm huyết trăn trở với nghề, nhưng tôi lại đang là người muốn đổi nghề. Gần 10 năm trong nghề nhưng....lương vẫn chỉ dừng lại ở một con số...hạn chế. Làm sao lo được cuộc sống nếu như không bươn chải ngoài xã hội mà kiếm thêm”.

Một cô giáo xin nghỉ việc vì mức lương không đủ sống.

Một cô giáo xin nghỉ việc vì mức lương không đủ sống.

Một vấn đề đặt ra ở đây là: Những người quản lý có trách nhiệm ở đâu? Công đoàn ngành giáo dục ở đâu mà để giáo viên người lao động chịu đựng nhiều thiệt thòi lớn đến vậy?

Nhà biên kịch người Ireland Wiliam Butler Yeats từng nói: “Giáo dục không phải là việc đổ đầy một bình nước mà là thắp sáng một ngọn lửa”, và Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam mong sinh viên sư phạm sẽ tiếp nối thắp lên ngọn lửa trong các thế hệ học sinh: Ngọn lửa của trí tuệ, nhân văn, trách nhiệm và đầy khát vọng.

“Không ai chọn nghề giáo để làm giàu về tiền bạc; nhưng có những sang trọng và giàu có của nhà giáo chân chính không phải ai cũng dễ có được đâu. Hãy biết giữ gìn và trân trọng việc mình làm” – GS.TS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội nói.

Thế nhưng, “hiện tượng” tiền lương còm cõi, ít ỏi của giáo viên như vậy đã khiến số lượng sinh viên lựa chọn ngành sư phạm và chọn nghề giáo càng ngày càng giảm đi.

Một thực tế là hiện nay, xu hướng chọn nghề của học sinh THPT đã có nhiều thay đổi, lượng hồ sơ của các em đăng ký vào các ngành sư phạm cứ thưa dần, đáng báo động hơn là hầu như số học sinh khá giỏi thi vào các trường sư phạm chỉ đếm được đầu ngón tay, chả thế mà điểm chuẩn đầu vào của các ngành, các trường sư phạm gần đây giảm xuống mức thấp không ngờ. Và liệu đầu vào thấp, ai dám đảm bảo đầu ra sẽ cao?

Song song với việc đang có muôn vàn những cử nhân Sư phạm khác phải bươn chải kiếm sống ngoài đời và đành “lưu ước mơ” của mình vào ngăn tủ với tấm bằng còn thơm mùi giấy mới, khi ra trường 5, 7 năm rồi mà vẫn chưa có việc làm ổn định, hoặc nếu có thì cũng làm trái ngành trái nghề.

Qủa thật, Sư phạm là nghề cao quý trong những nghề cao quý, nhưng giờ đây dòng chảy cuộc đời đã - đang lấy đi niềm tin, niềm hi vọng của bao tâm hồn tràn đầy nhựa sống và để lại một câu hỏi không lời đáp: Đến bao giờ những cử nhân Sư phạm làm đúng nghề mình đã chọn?

Dù sao đi nữa, tôi cũng đồng quan điểm với Phó Thủ tưởng Vũ Đức Đam khi nói rằng: “Các bạn đã chọn nghề cao quý - nghề trồng người. Tôi thật lòng ngưỡng mộ sự chọn lựa của các bạn”. 

  

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đến bao giờ những cử nhân Sư phạm làm đúng nghề mình đã chọn? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713530987 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713530987 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10