Năm 2040: Móng Cái sẽ là Khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm quốc gia

Diendandoanhnghiep.vn Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 368/QĐ-TTg phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái đến năm 2040.

Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, nằm ở cực Đông Bắc, có vị trí địa chính trị chiến lược, là cầu nối trực tiếp trong thúc đẩy hợp tác với ASEAN và Đông Bắc Á; có tiềm năng về phát triển sản xuất, du lịch, thương mại và dịch vụ vận tải; là điểm hội tụ, cửa ngõ giao lưu kinh tế quan trọng giữa các tỉnh của Việt Nam với các tỉnh duyên hải Nam Trung Quốc cũng như trong tiến trình hợp tác khu vực thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc.

Đây là Khu kinh tế cửa khẩu có diện tích lớn nhất cả nước 1.211 km2, là nơi duy nhất có lợi thế “Ven biên, ven biển”, có đường biên giới trên đất liền và trên biển với Trung Quốc; có cửa khẩu trên bộ, trên biển; là một trong hai mũi đột phá chiến lược của Quảng Ninh: “1 tâm, 2 tuyến đa chiều, 2 mũi đột phá”.

Móng Cái có lợi thế lớn về hạ tầng giao thông gồm cao tốc, hàng không và đường biển

Móng Cái có lợi thế lớn về hạ tầng giao thông gồm cao tốc, hàng không và đường biển

Vị trí địa lý với chi phí cạnh tranh là một trong những lợi thế cốt lõi của Khu vực cửa khẩu Móng Cái. Lợi thế này đặc biệt phát huy đối với các mặt hàng nông sản, hải sản, phát triển thương mại, du lịch và dịch vụ vận tải, bởi có: mạng lưới giao thông kết nối vùng, liên vùng thuận tiện cho vận chuyển hàng hóa: (quốc lộ 18A hiện có, tuyến đường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái, kết nối với cao tốc Vân Đồn – Hạ Long và Hải Phòng - Hà Nội; có các cửa khẩu và lối mở xuất nhập hàng hóa sang Đông Hưng (Trung Quốc) rất thuận tiện như: Cầu Bắc Luân 1, Cầu Bắc Luân 2; Cầu phao tạm – Cảng cạn ICD Thành Đạt, Lối mở Pò Hèn – Thán Sản…; có Cảng khẩu Vạn Gia, Cảng biển nước sâu Hải Hà kết nối với Cảng quốc tế Cái Lân, Cảng Hải Phòng (Việt Nam) và Cảng Kỳ Xá, Bắc Hải, Khâm Châu, Phòng Thành Cảng (Trung Quốc); Có Sông Ka Long là đường thủy nội địa quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa thương mại Việt - Trung với 10 bến cảng dọc 2 bên bờ sông.

Bên cạnh đó, Móng Cái rất thuận lợi về đường hàng không khi sân bay Vân Đồn đã hoạt động vào đầu năm 2019, cách 80km nếu đi đường cao tốc đến Móng Cái khoảng 50 phút; cách sân bay Cát Bi - Hải Phòng 210km, cách sân bay quốc tế Nội Bài 300km; Sân bay tại thành phố Nam Ninh (Trung Quốc) cách 220km, đi đường cao tốc đến Móng Cái khoảng 02 giờ đồng hồ.Cùng với đó, hệ thống dịch vụ logistics đáp ứng tốt nhu cầu bốc xếp, vận chuyển, lưu giữ hàng hóa với 17 kho ngoại quan, 35 kho hàng hóa, bến, bãi bốc xếp diện tích trên 115.000 m2.

Với những lợi thế lớn đó, ngày 16/3/2021 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 368/QĐ-TTg phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái đến năm 2040.

Theo Quyết định, Khu Kinh tế cửa khẩu Móng Cái được quy hoạch là khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm quốc gia, trung tâm phát triển kinh tế quan trọng của vùng Bắc Bộ, của vành đai kinh tế ven biển Bắc Bộ và hành lang kinh tế Côn Minh (Trung Quốc) - Hà Nội - Hải Phòng - Móng Cái - Phòng Thành (Trung Quốc); là trung tâm kinh tế thương mại cửa khẩu, công nghiệp và cảng biển, logistics, dịch vụ tổng hợp của tỉnh Quảng Ninh và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Đồng thời, là khu du lịch quốc gia có tính chất du lịch biển đảo, thương mại cửa khẩu; là đô thị biển hiện đại và bền vững; là khu vực có vị trí đặc biệt về chiến lược, quan trọng về quốc phòng, an ninh.

Đến năm 2030, Khu kinh tế của khẩu có dân số khoảng 310.000 - 320.000 người (trong đó khu vực thành phố Móng Cái khoảng 210.000 - 215.000 người và các khu vực thuộc huyện Hải Hà khoảng 100.000 - 105.000 người), nhu cầu đất xây dựng khoảng khoảng 15.500 - 16.000 ha. Đến năm 2040, dân số tăng khoảng 460.000 - 470.000 người (trong đó khu vực thành phố Móng Cái khoảng 310.000 - 320.000 người và các khu vực thuộc huyện Hải Hà khoảng 150.000 người), nhu cầu đất xây dựng khoảng 25.400 - 26.000 ha.

Mô hình cấu trúc của Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái gồm 3 hành lang (gồm hành lang đô thị, dịch vụ dọc quốc lộ 18; hành lang du lịch, nông nghiệp và dịch vụ cảng; hành lang sinh thái và biên giới) và 2 vùng phát triển động lực là thành phố Móng Cái và Khu đô thị - công nghiệp cảng biển Hải Hà. Cấu trúc phát triển không gian chia thành 5 khu vực chính: Khu A - Khu trung tâm thành phố Móng Cái; Khu B - Khu vực Hải Hà;  Khu C - Trung tâm dịch vụ tích hợp; Khu D - Khu vực du lịch biển đảo phía Nam; Khu E - Dịch vụ thương mại vùng biên và phát triển nông thôn mới.

Thủ tướng Chính phủ giao UBND tỉnh Quảng Ninh chủ trì, thực hiện phối hợp với Bộ Xây dựng công bố công khai đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái đến năm 2040. Đồng thời, xây dựng, đề xuất cơ chế chính sách, nguồn lực tài chính, nhân lực, thực hiện các dự án hạ tầng kỹ thuật tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Năm 2040: Móng Cái sẽ là Khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm quốc gia tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711655624 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711655624 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10