Dẹp “rác" văn hóa

Diendandoanhnghiep.vn Các hiện tượng văn hóa tầm thường, dễ dãi, thị trường lại thu hút được một bộ phận người xem quan tâm. Đang có sự nhiễu loạn “vàng thau” lẫn lộn trong hưởng thụ văn hóa.

>> “Vàng thau” lẫn lộn trong hưởng thụ văn hóa

Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL Nguyễn Văn Hùng. Ảnh: QH

Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL Nguyễn Văn Hùng. Ảnh: QH

Đó là một trong những nhận định về một số tồn tại của văn hóa của Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng trong báo cáo gửi đại biểu về một số nội dung liên quan đến nhóm vấn đề chất vấn tại Phiên họp thứ 14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV chiều ngày 9/8 vừa qua.

Thực tế cho thấy, mạng xã hội phát triển giúp con người kết nối với nhau dễ dàng hơn. Những hình ảnh đẹp, nhưng nội dung bổ ích từ nhiều lĩnh vực cũng được chia sẻ và tiếp nhận bởi nhiều người.

Bên cạnh những mặt tích cực đó, ngày càng có nhiều vấn nạn trên mạng xã hội, mà nổi bật lên trong thời gian gần đây không khác gì “sạn”, “rác văn hóa”. Từ việc bán hàng “rởm” đến “bóc phốt”, khoe thân… đều được trưng lên và lan truyền với tốc độ chóng mặt trên mạng xã hội.

Cá nhân tôi từng rất bất ngờ bởi những thanh niên như Khá Bảnh, Phúc XO… lại có thể là mẫu hình “thần tượng” của giới trẻ, được nhiều người tung hô, đi đến đâu đều có “fan hâm mộ” xin chụp ảnh đến đó. Tên tuổi của họ nổi “như cồn” và những thông tin về họ, những video của các nhân vật này còn thu hút lượng người xem nhiều hơn cả những tin tức quan trọng trong đời sống kinh tế, chính trị của đất nước.

Đáng buồn  thay, họ nổi tiếng vì nắm bắt được tâm lý sùng bái vật chất và cả xu hướng bạo lực của một bộ phận giới trẻ và chỉ cần một vài chiêu trò là đã nổi tiếng. Ngoài ra, chúng ta dễ dàng thấy được mức độ quan tâm của người xem, thích, bình luận, chia sẻ đối với các bài viết có nội dung giật gân, tiêu cực với số lượng nhiều hơn các thông tin tích cực.

Thật ngán ngẩm khi vào mạng xã hội, dễ dàng bắt gặp clip các bạn trẻ buông lời tục tĩu, hành xử bạo lực, đua chen vật chất, thậm chí là túm tóc, lột đồ bạn học. Thật phẫn nộ khi thấy những chiếc điện thoại livestream để câu view trong đám tang của một người nghệ sĩ. Nếu không để ý, giáo dục tốt, có thể đến một lúc nào đó, con em chúng ta sẽ trở thành đối tượng tiếp thu những thứ rác bẩn ấy trên internet.

Người lớn còn có quá nhiều việc để làm, quá nhiều mục tiêu để theo đuổi. Nhưng sau tất cả, chúng ta thu hoạch được gì, còn lại gì khi cạm bẫy của ma tuý, của bài bạc, khi rác văn hoá đang chầu chực, đe doạ con em chúng ta khắp mọi nơi.

>> Tin giả “hoành hành”

>> “Siết" vấn nạn tin giả như thế nào?

>> Cần vaccine cho “tin giả”

Khá Bảnh, Phúc XO cũng trở thành một hiện tượng được tìm kiếm

Khá Bảnh, Phúc XO trở thành một hiện tượng được tìm kiếm một thời.

Có thể khẳng định, đây là vấn đề lệch chuẩn văn hóa trong một bộ phận người hiện nay. Chuyện Khá Bảnh hay Phúc XO bị bắt đã không chỉ là những câu chuyện của một vài cá nhân, của những “hiện tượng mạng”. Đó còn là câu chuyện của những nhà quản lý, những người làm văn hoá, những nhà giáo dục và của những bậc làm cha làm mẹ bởi chẳng ai “vô can” khi để xảy ra tình trạng suy đồi đạo đức, xuống cấp văn hoá trầm trọng như hiện nay.

Nguyên nhân thì có vàn, nhưng xin dẫn ý kiến của Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng đó là: “Tinh thần “lấy cái đẹp để dẹp cái xấu” chưa được thực hiện nghiêm túc, những thông tin tích cực, gương người tốt việc tốt chưa được truyền thông mạnh mẽ, trong khi các tin bài giải trí thông tục, giật tít, câu view có tần suất gia tăng, ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng, thị hiếu, thẩm mỹ của công chúng, dẫn tới tình trạng “nhờn cảm xúc”, thái độ vô cảm trong xã hội hiện nay”.

Nói vậy để thấy, trong giai đoạn mà tự do thông tin cùng với đó là sự phát triển của internet, mạng xã hội được giới trẻ coi như “cơm ăn, nước uống” thì việc hạn chế và sàng lọc thông tin, dọn dẹp “rác văn hóa” là rất khó khăn, nhưng vẫn phải làm.

Muốn chấn chỉnh hành vi lệch chuẩn văn hóa, đòi hỏi sự răn đe nghiêm minh của pháp luật. Bên cạnh việc đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến Luật An ninh mạng đến những người trẻ, giúp họ hiểu các điều cấm liên quan văn hóa ứng xử trên môi trường mạng, còn cần sự vào cuộc thường xuyên, liên tục của lực lượng chức năng để phát hiện trường hợp vi phạm, xử lý sai phạm.

Tuy nhiên, giải pháp hữu hiệu nhất là chúng ta không đi “diệt virus” (tháo, gỡ bài, xử phạt…) mà cần trang bị cho mọi người một “hệ miễn dịch” thật sự hiệu quả. Đó là “hệ miễn dịch” phù hợp với chuẩn mực đạo đức, văn hóa trong giai đoạn hiện nay, giúp mọi người nâng cao nhận thức và tự bảo vệ, không để “rác văn hóa” thâm nhập vào suy nghĩ, hành động của mình.

Song song, cần có thêm những “bức tường lửa” về mặt kỹ thuật để tự động lọc bỏ những video hay thông tin đăng tải có nội dung nhạy cảm, xấu độc, dễ ảnh hưởng xấu tới tâm lý người tiếp nhận.

Dẫu vậy, quan trọng là vai trò giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội khi phối kết hợp để hình thành nhân cách, định hướng hệ giá trị sống cho những người trẻ, giúp họ có một “văn hóa chọn lọc” khi tham gia môi trường mạng. Đây là giải pháp căn cơ cần được thực hiện thường xuyên, đồng bộ và phải qua quá trình lâu dài mới có thể đạt hiệu quả.

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Dẹp “rác" văn hóa tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713987990 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713987990 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10