Đi du học bằng ngân sách sao không về phục vụ quê hương?

Diendandoanhnghiep.vn Thật xấu hổ, thật đáng lên án khi họ đã được ưu ái đi học nước ngoài mà không chịu về phục vụ quê hương.

Mới đây, ngày 10/12, Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ngãi đã có quyết định thu hồi kinh phí đào tạo thạc sĩ ở nước ngoài đối với bốn cá nhân đi du học bằng ngân sách nhà nước nhưng không về tỉnh công tác như cam kết. Việc này ít nhiều cũng để lại cho dư luận những ý kiến trái chiều nhất định.

Như truyền thông đã đưa tin, Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ngãi quyết định thu hồi gấp đôi kinh phí đã hỗ trợ cho bốn người này. Tổng số tiền thu hồi là hơn 9,8 tỉ đồng. Cụ thể, bốn trường hợp vi phạm đi theo diện “đề án thu hút nhân tài của tỉnh Quảng Ngãi” gồm con của nguyên và đương kim Trưởng ban Tổ chức, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Ngãi; Giám đốc Sở Tài chính tỉnh và Chủ tịch TP Quảng Ngãi.

Thực tế, tình trạng học viên, nghiên cứu sinh sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ở lại nước sở tại làm việc, hoặc trở về nhưng không làm việc tại cơ quan cũ như cam kết ban đầu diễn ra quá phổ biến. Tức là, Quảng Ngãi không phải là địa phương duy nhất, mà còn xảy ra ở nhiều Bộ, ngành, địa phương khác. Nên sẽ không qua nếu gọi đây là một vấn nạn khác của công tác cán bộ - lợi dụng ngân sách để du học.

Còn nhớ, hồi tháng 3/2019 cũng có trường hợp tương tự diễn ra tại Đà Nẵng, bà Hồ Thị Như M được UBND TP Đà Nẵng cử đi học đại học tại Vương Quốc Anh theo đề án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của thành phố với thời gian học 3 năm và học bổng là 20.000 đô la/năm, như vậy tổng chi phí từ ngân sách dành cho đào tạo lến tới 958 triệu đồng.

Sau khi học xong người này về nước và làm việc tại Viện nghiên cứu và phát triển kinh tế-xã hội nhưng sau đó người này xin nghỉ phép để đi thăm gia đình bên Anh và từ đó đến nay biệt vô âm tín. Ngoài trường hợp này, Đà Nẵng cũng đã kiện rất nhiều học viên khác vì phá vỡ cam kết. Hoặc nhiều địa phương khác như Quảng Nam, Cần Thơ…cũng xảy ra tình trạng tương tự như thế.

Khách quan mà nói, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai vẫn còn nhiều điểm chưa chặt chẽ nên dễ bị lợi dụng. Nói đúng hơn, việc thực hiện cam kết của người đi học lâu nay chủ yếu chỉ dựa vào niềm tin, vào sự tự nguyện của học viên.

Trường hợp học viên không thực hiện cũng rất khó áp dụng những biện pháp cưỡng chế, hoặc có cũng rất phức tạp… Đặc biệt khi người được cử đi học không trở lại làm việc như cam kết thì khả năng  thu hồi lại khoản tiền đầu tư cho việc học là rất khó, mặc dù cam kết có đủ tính pháp lý để khởi kiện.

Có nhiều lý do để người ta biện hộ cho việc không thực hiện cam kết và họ tìm cách “ở lại”, cũng như tìm kiếm môi trường làm việc khác như: Môi trường làm việc cũ  không sử dụng được những điều đã họ; Đi du học về không thấy triển vọng; Chế độ đãi ngộ không được tương xứng; Hay để học cao hơn nữa…v..v.

Có điều, dù có đưa ra lý do nào đi nữa thì họ vẫn không thể biện hộ được đó là: Bất cứ người nào trước khi được đi học đều đã ký vào bản cam kết, quy định rõ những quyền lợi, nghĩa vụ mình phải thực hiện trong và sau khi đào tạo. Vậy nhưng, quyền lợi thì họ không từ chối, còn thực hiện nghĩa vụ thì họ lại sẵn sàng vi phạm.

Thành thử, thời gian qua đã nảy ra “cuộc chiến” giữa các nhân tài và chính quyền – nơi cử nhân tài đi học đã phát lộ những bất cập của mô hình “chi tiền ngân sách cho cán bộ đi học nước ngoài”.

Thậm chí, có trường hợp được cử đi học nhưng lại không đủ tiêu chuẩn. Phải chăng tiêu chuẩn, quy trình chỉ đặt ra cho có, còn chuyện đi học cứ đi học, bất chấp những điều kiện tối thiểu. Lưu ý là vào thời điểm những trường hợp kể trên của tỉnh Quảng Ngãi được cử đi học nước ngoài, những “phụ huynh” của họ đều đang đương nhiệm.

Thế nên, các vị ấy cũng chẳng thể trách cứ được gì khi dư luận đặt câu hỏi: Đã đến lúc cần có những quy định chặt chẽ trong việc cử người đi học tập nghiên cứu bằng ngân sách nhà nước? Phải chăng đó cũng là một thứ lạm dụng chức vụ? Phải chăng đó cũng là tham nhũng?

Lâu nay, ngân sách nhà nước luôn được ví như một con bò sữa mà các quan chức (một bộ phận tha hóa đạo đức) đã thông đồng để chia ngân sách nhà nước ra nên rất bất hợp lý. Vậy nên, siết chặt vấn đề chi tiêu ngân sách cho từng lĩnh vực ngành nghề sao cho hợp lý là bài toán không hề dễ với những người làm công tác điều hành ngân sách – tài chính.

Và trước tiên, liên quan đến vấn nạn lợi dụng ngân sách để đi học, đặc biệt là trường hợp con của cán bộ, thì lại càng cần sự minh bạch. Nói thẳng ra, con cái của các vị nếu đi học, nhất là đi du học nước ngoài thì tốt nhất nên tự tự túc, không có chuyện dùng ngân sách nhà nước.

Dẫu biết, muốn triệt để xóa bỏ vấn nạn này là điều không hề đơn giản. Nhưng cũng thật xấu hổ, thật đáng lên án khi họ đã được ưu ái đi học nước ngoài mà không chịu về phục vụ quê hương.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đi du học bằng ngân sách sao không về phục vụ quê hương? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713945487 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713945487 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10