Dịch COVID-19 khuấy đảo CHÂU ÂU

Diendandoanhnghiep.vn Khát vọng về một Châu Âu không biên giới bỗng chốc tan thành mây khói khi các quốc gia phải dựng lên “bức tường” ngăn cách lẫn nhau.

Nhiều quốc gia Châu Âu đã cuống cuồng ứng phó dịch bệnh một cách khá cực đoan, như Ý phong tỏa đất nước, Tây Ban Nha đóng cửa toàn quốc…

p/Ý đã phải phong tỏa đất nước vì dịch COVID-19

Ý đã phải phong tỏa đất nước vì dịch COVID-19

Thử thách cuối cùng

Trước khi GS. Spalding thuộc Hội khoa học Hoàng gia Anh chắp bút viết cuốn hồi ký “Hành trình về phương Đông”, ông và các cộng sự đã “đóng đinh” một quan điểm rằng, mọi thứ trên thế giới đều được ánh sáng khoa học thực nghiệm soi chiếu.

Nhưng sau khi được trải nghiệm môn “huyền học” tại Ấn Độ bí hiểm, chứng kiến những điều kỳ lạ từ thiên nhiên, cùng khả năng siêu nhiên của con người, Spalding và phái đoàn của ông đã tỉnh ngộ.

Những gì mà khoa học thực nghiệm biết đến tại Châu Âu chỉ là lát cắt rất nhỏ, chưa phải là công cụ toàn năng để giải quyết mọi vấn đề đã, đang và sẽ xảy đến với loài người.

Khi niềm tin khoa học thực nghiệm sắp đổ vỡ thì Spalding và các cộng sự nhận được tối hậu thư từ chính quyền Anh Quốc là phải ngừng ngay việc nghiên cứu, tức khắc hồi hương và không được phát ngôn về bất cứ điều gì mà họ đã chứng nghiệm.

Dịch bệnh đang thách thức nền khoa học thực nghiệm - vốn là niềm tự hào ở Châu Âu. Nền dân chủ lâu đời bị đảo lộn vì COVID-19 làm thay đổi tính chất mối quan hệ giữa người và người, giữa Chính phủ với dân chúng.

Còn đâu công vụ vạn năng

Trong rất nhiều cuộc khủng hoảng, phương Tây cho thấy chức năng tối thượng của Chính phủ mà trực tiếp là các Ngân hàng Trung ương - động thái quen thuộc là “bơm tiền”, sử dụng công cụ tiền tệ, tài khóa để đối phó.
Trong vòng xoáy dịch bệnh, Đức vừa tung ra gói kích thích kinh tế trị giá 550 tỷ EUR, Ngân hàng Châu Âu (ECB) cũng mạnh tay hỗ trợ bằng gói 120 tỷ EUR và duy trì lãi suất ở mức 0%...

Nhưng dịch COVID-19 không giống như mọi cuộc khủng hoảng kinh tế mà thế giới tư bản từng rất có kinh nghiệm đối phó. Lúc này, tiền không phải là “chiếc đũa thần”, vì doanh nghiệp ở nhiều quốc gia Châu Âu, đặc biệt là Đức vốn phụ thuộc vào xuất khẩu, đang gặp nhiều khó khăn do dịch COVID-19 làm gián đoạn các hoạt động thương mại toàn cầu.

Ít ai nghĩ rằng, thứ mà Bộ trưởng Y tế Cộng hòa Séc đề đạt tại Brussels trong cuộc họp ngày 6/3 vừa qua là “khẩu trang, thiết bị bảo hộ, chất khử trùng”. Điều này vô tình làm lộ ra khoảng trống mênh mông trong các nền kinh tế Châu Âu. Bởi các quốc gia Châu Âu là các nền kinh tế tiêu dùng, ngự trị trên các phát minh khoa học nhưng không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, tất cả đều đẩy sang Trung Quốc. Nay sản xuất ở Trung Quốc gần như đình trệ vì dịch bệnh, khiến Châu Âu có nguy cơ thiếu hàng hóa.

Điều quan trọng lúc này với Châu Âu là tập tính xã hội, sự thống nhất hành động... Bởi Châu Âu đã mất đoàn kết, không phải đến khi Anh rời Liên minh Châu Âu (EU) mà điều đó đã thể hiện rất rõ trong các cuộc khủng hoảng nợ trước đây.

Giới chức ở Brussels cảnh báo các nước EU đang không chia sẻ đủ thông tin với nhau về dịch bệnh, khiến kinh tế khu vực rơi vào khó khăn.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Dịch COVID-19 khuấy đảo CHÂU ÂU tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714027368 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714027368 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10