“Dịch Covid-19 tại TP HCM cơ bản được kiểm soát nhưng vẫn tiềm ẩn yếu tố khó lường”

ANH DUY 01/07/2021 20:03

Đây là nhận định của Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn khi thông tin về những giải pháp hỗ trợ TP HCM nhanh chóng dập dịch.

Trả lời câu hỏi của báo chí tại họp báo Chính phủ thường kỳ chiều ngày 1/7, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết dịch tại TP.HCM cơ bản được kiểm soát, nhưng vẫn tiềm ẩn những yếu tố khó lường.

 Bộ Y tế cũng cung cấp thêm vaccine, tạo điều kiện để TP HCM chủ động mua vaccine và triển khai tiêm nhanh chóng.

Dịch đã gần đạt đỉnh

Bộ Y tế đã đặt tổ công tác thường trực do Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn tại TP.HCM gồm nhiều chuyên gia có kinh nghiệm từ các đợt dịch khác.

"Tổ công tác cùng TP.HCM đã chuẩn bị mọi phương án đối phó, như lập bệnh viện dã chiến. Bộ Y tế cũng cung cấp thêm vaccine, tạo điều kiện để TP chủ động mua vaccine", ông Thuấn nói.

Liên quan tình hình dịch bệnh Covid-19 tại TP HCM, cùng ngày, hai Nhóm nghiên cứu của Đại học Fulbright và nhóm nghiên cứu Tech4Covid đưa ra dự báo, vào cuối tháng 8, TP.HCM sẽ kiểm soát được dịch Covid-19.

Theo đó, Nhóm của Đại học Fulbright dự báo kể từ đầu tháng 8, TP.HCM chỉ còn rải rác vài ca/ngày và dịch sẽ kết thúc vào cuối tháng 8/2021.

Còn Nhóm nghiên cứu Tech4Covid dự báo ca F0 cộng đồng có xu hướng đạt đỉnh và sẽ bắt đầu giảm nhẹ trong tháng 7/2021. Dịch bệnh sẽ được kiểm soát đến cuối tháng 8 nếu Chỉ thị 10 được tuân thủ tốt. Việc triển khai nhanh xét nghiệm Covid-19 trên diện rộng sẽ giúp kiểm soát nhanh các ca F0 trong cộng động và rút ngắn thời gian áp dụng Chỉ thị 10.

Rút ngắn tối đa quy trình phê duyệt vaccine

Về câu hỏi nguồn vaccine Covid-19, Thứ trưởng Trần Văn Thuấn cho biết từ tháng 5/2020, Bộ Y tế đã gặp gỡ các tổ chức nghiên cứu để bàn con đường ngắn nhất để có vaccine, nhất là trong bối cảnh chúng ta không có nhiều tiền.

Bộ Y tế cử các nhà khoa học có kinh nghiệm, tham vấn các chuyên gia WHO để sản xuất vaccine ở Việt Nam, giúp xây dựng đề cương rút ngắn tối đa quy trình phê duyệt vaccine.

Bộ Y tế cho biết đã tham vẫn các chuyên gia để sản xuất vaccine trong nước và xây dựng đề cương rút ngắn tối đa quy trình phê duyệt.

Bộ Y tế cử các nhà khoa học có kinh nghiệm, tham vấn các chuyên gia WHO để sản xuất vaccine ở Việt Nam, giúp xây dựng đề cương rút ngắn tối đa quy trình phê duyệt vaccine.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế đã cấp tiền cho nghiên cứu, cùng các khoản nghiên cứu xã hội hóa khác. Bộ Y tế đã tăng cường hỗ trợ nhà nghiên cứu, huy động nguồn lực gồm cán bộ y tế, tăng cường tối đa mẫu nghiên cứu, sớm đạt được 13.000 tình nguyện viên... Hội đồng đạo đức đã cho phép đơn vị sản xuất thực hiện gối đầu các giai đoạn nghiên cứu giảm thời gian.

Dựa trên kết quả nghiên cứu, Hội đồng đạo đức sẽ nghiên cứu, xem xét và đề xuất phù hợp tùy theo kết quả, tùy theo tình hình dịch, tùy theo tình hình cung ứng vaccine.

“Đương nhiên là Bộ Y tế sẽ có nhiều chính sách hỗ trợ, đặc biệt là khi thấy kết quả vaccine được phát triển hiệu quả”, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn nói.

Có thể bạn quan tâm

  • Đà Nẵng hỗ trợ TP HCM 10 tỉ đồng kèm lời nhắn "vững vàng vượt khó"

    13:59, 26/06/2021

  • Đối tượng nào được hưởng gói hỗ trợ COVID-19 tại TP HCM?

    13:15, 25/06/2021

  • TP HCM nỗ lực đẩy tiến độ tiêm vaccine COVID-19

    11:00, 25/06/2021

  • COVID-19: TP HCM buộc giải tán chợ tự phát và siết xe công nghệ

    05:10, 20/06/2021

  • TP HCM sử dụng 800.000 liều vaccine được Nhật tặng như thế nào?

    08:35, 17/06/2021

  • TP HCM có được chủ động mua vaccine COVID-19?

    12:35, 15/06/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
“Dịch Covid-19 tại TP HCM cơ bản được kiểm soát nhưng vẫn tiềm ẩn yếu tố khó lường”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO