Điểm tựa ASEAN trong chính sách đối ngoại của Việt Nam

Diendandoanhnghiep.vn Chỉ còn vài ngày nữa là tới ngày Việt Nam kỷ niệm 25 ngày gia nhập ASEAN (28/7/1995-28/7/2015), ASEAN với các lợi ích gắn kết giữa các thành viên ngày càng chặt chẽ và lớn hơn bao giờ hết...

1. Ở Mỹ có một câu chuyện rất hay giữa người môi giới và khách hàng. Khi người môi giới hỏi khách hàng: "Anh cho biết 3 yêu cầu/ưu tiên và tôi sẽ đưa anh danh sách các bất động sản cần mua".

Khách hàng sẽ không ngần ngại trả lời ngay: "Location, location and location" (Vị trí, vị trí và vị trí).

Tôi viết rất nhiều về Mỹ, chính sách đối ngoại của nước này, về quan hệ Việt-Mỹ. Với Trung Quốc cũng vậy. Và khi được hỏi, vậy 3 điểm tựa, trụ cột chính trong CSĐN của Việt Nam là gì. Cũng với cách trả lời của người khách đi mua nhà, tôi sẽ không ngần ngại trả lời ngay: "ASEAN, ASEAN VÀ ASEAN".

Tại sao vậy?

2. Với bất kỳ nước nào, đặc biệt các nước lớn, trước khi vươn và mở rộng ảnh hưởng ra bên ngoài họ đều phải xây dựng khu vực ảnh hưởng truyền thống ngay khu vực sát sườn: Mỹ là khu vực Mỹ La tinh với Học thuyết Monroe đầu TK XIX; Liên Xô là khu vực Đông Âu, Ấn Độ là Nam Á...

Việt Nam không phải và không thể là ngoại lệ. Với Việt Nam đó phải là ASEAN, là ĐNA.

3. ASEAN đang ở năm thứ năm của tiến trình xây dựng cộng đồng ASEAN, với các lợi ích gắn kết giữa các thành viên ngày càng chặt chẽ và lớn hơn bao giờ hết.

Chưa bao giờ vị thế Chủ tịch ASEAN như lúc này. Nước chủ nhà được trông chờ là hạt nhân, gắn bó đoàn kết trong ASEAN, với chủ đề và các ưu tiên trong năm chủ tịch của mình với hy vọng đưa ASEAN phát triển lên một tầm cao mới.

Ba năm làm việc tại Ban thư ký ASEAN, tôi luôn nhìn thấy ưu tiên và nỗ lực cao nhất của nước chủ nhà từ Singapore, Thái Lan đến Việt Nam trong việc tập trung cao nhất nguồn lực và trí tuệ để đạt được thành công cao nhất trong năm Chủ tịch.

Thứ hỏi vị thế Việt Nam ở khu vực và thế giới có được như hiện nay hay không, nếu Việt Nam không "có chân", và là thành viên đóng góp tích cực vào tiến trình xây dựng cộng đồng của ASEAN? Câu trả lời chắc chắn là không.

4. ASEAN hiện được xem là tổ chức khu vực thành công thứ hai trên thế giới sau EU. Nhưng thực ra EU và ASEAN rất khác xa nhau. EU là tổ chức siêu quốc gia, còn ngược lại ASEAN là tổ chức liên chính phủ. Do đó các nguyên tắc, cơ chế hoạt động, cơ chế ra chính sách, quyết định của ASEAN và EU rất khác nhau. Khi còn tại vị, nguyên Tổng thư ký ASEAN Severino đã từng phát biểu rằng so sánh ASEAN và EU chỉ có tính chất tương đối, giống như việc so sánh giữa đàn ông và đàn bà.

Nói khác đi, nếu so sánh ASEAN với các tổ chức liên chính phủ khác thì chắc chắn ASEAN phải ở vị trí số 1. Còn EU thì nay đang đối mặt với các vấn đề như Brexist, khủng hoảng kinh tế cùng nhiều vấn đề nội tại khác nên sự chú ý ngày càng dồn sang ASEAN. Đó là chưa kể đến việc ASEAN, trong đó có khu vực Biển Đông, đang trở thành tâm điểm cạnh tranh chiến lược mới, hết sức quyết liệt giữa Mỹ và Trung Quốc.

5. Là người trực tiếp phụ trách mảng quan hệ đối ngoại, các vấn đề an ninh-chính trị của ASEAN, tôi cảm nhận khá rõ vị thế và ảnh hưởng của ASEAN ở trong và ngoài khu vực vào lúc này:

- Ngay từ khi dịch bệnh COVID-19 xảy ra, các nước lớn bên ngoài liên tục có các đề nghị đối thoại trực tuyến với ASEAN từ cấp chuyên gia, đến Bộ trưởng y tế; từ cấp SOM, đến ngoại trưởng, đến lãnh đạo cấp cao ASEAN. ASEAN đã tiến hành đối thoại ở cấp cao trong khuân khổ ASEAN+3 với TQ, NB, HQ; ở cấp NT với Australia, Nga, EU, TQ, cấp SOM với Mỹ... Trong khi đó, các đề nghị đối thoại trực tuyến vẫn tiếp tục kéo dài. Thử hỏi có tổ chức khu vực liên quốc gia nào nhận được sự quan tâm hay đề nghị nhiều như ASEAN thời gian qua hay không?

- Trong ba năm qua, chưa lúc nào như lúc này khi Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN lại có nhiều nước lớn, quan trọng trên thế giới đề nghị thiết lập quan hệ đối tác chính thức với ASEAN, hay trở thành đối tác theo lĩnh vực, đối tác phát triển của ASEAN.- Và cũng chưa lúc nào lại có nhiều quốc gia ở Mỹ Latinh, châu Phi, châu Âu hay Trung Đông đề nghị được tham gia Hiệp ước hữu nghị và hợp tác của ASEAN (TAC hay Bali Concord I) như lúc này.

- Với Đạo luật Lugar năm 2009, Mỹ trở thành nước đầu tiên thiết lập cơ quan đại diện, là nước đầu tiên ngoài ASEAN tiến cử Đại sứ bên cạnh tổ chức ASEAN. Đến nay có tổng cộng 94 quốc gia cử đại sứ hoặc đại sứ kiêm nhiệm tại Jakarta.

6. Trong chính sách đối ngoại của các nước lớn, trừ phi anh là một nước lớn khác hay một trung tâm quyền lực quan trọng, còn không thì các nước lớn thường đặt quan hệ/chính sách của họ với anh trên cơ sở nhìn nhận vai trò của anh ở một khu vực nhất định. Và các nước thành viên ASEAN cũng không nằm ngoài ngoại lệ ấy.

Nhìn lại chính sách "tái cân bằng" của Mỹ với Đông Nam Á thời kỳ Obama: Mỹ không có chính sách tái cân bằng với riêng Việt Nam hay bất kỳ một thành viên ASEAN nào khác. Chính sách của họ là tái cân bằng với ASEAN và ĐNA và đặt quan hệ với Việt Nam, hay các nước ASEAN khác trong tổng thể quan hệ với khu vực.

Cần nhìn nhận chính xác việc Mỹ thúc đẩy, cải thiện quan hệ Việt-Mỹ thời gian qua trên hai góc độ: Một là, từ góc độ song phương về vị trí, vai trò, sức mạnh, tầm ảnh hưởng của Việt Nam. Hai là, từ góc độ tổng thể chính sách của Mỹ đối với ASEAN, trong đó có cách nhìn nhận, đánh giá của Mỹ về vai trò đang lên của ASEAN và ảnh hưởng của Việt Nam trong việc củng cố sự đoàn kết, thống nhất và nâng tầm ảnh hưởng của ASEAN ra ngoài khu vực.

Ở đây chỉ lấy Mỹ làm ví dụ, còn tính toán trong quan hệ và chính sách của các nước lớn khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Nga, EU, Australia với ASEAN/ĐNA và Việt Nam họ cũng có cách tiếp cận tương tự như vậy.

7. Có câu hỏi ngược lại là nhìn ASEAN hiện nay thấy còn yếu, thiếu lãnh đạo, thiếu đoàn kết, nói nhiều, hành động ít... chẳng giúp mấy cho Việt Nam thì sao?

Rõ ràng đây là câu hỏi sai. Thử hỏi:

Thứ nhất, có tổ chức nào ngoài EU thành công hơn ASEAN, có tổ chức nào của các nước thế giới thứ ba thành công và đoàn kết hơn ASEAN?

Thứ hai, nếu không gắn với ASEAN liệu Việt Nam có được các nước lớn coi trọng trong chính sách đối ngoại như thời gian qua không;

Thứ ba, nếu ASEAN đã mạnh, đã đoàn kết sẵn rồi thì còn vai trò gì cho Việt Nam không?

Chính nhờ việc tham gia ASEAN, gắn kết mình với tổ chức khu vực quan trọng này đã, đang và sẽ tiếp tục giúp Việt Nam, cũng như nhiều thành viên ASEAN khác, có thêm được "sức mạnh mặc cả tập thể" (collective bargaining power) trong quan hệ với các nước lớn.

Hơn lúc nào hết câu nói của các cụ: Bán anh em xa mua láng giềng gần càng trở nên sát thực và quan trọng với chúng ta như lúc này.

ASEAN phải và luôn là điểm tựa quan trọng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Điểm tựa ASEAN trong chính sách đối ngoại của Việt Nam tại chuyên mục Mạng xã hội của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713864660 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713864660 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10