Điểm tựa nào thúc đẩy giải phóng nợ xấu cho ngân hàng?

Diendandoanhnghiep.vn Sự phối hợp của các cơ quan tư pháp, tòa án, thi hành án là rất quan trọng, để làm sao trở thành điểm tựa thúc đẩy các hoạt động kinh doanh, trong đó có xử lý nợ xấu.

>> Nghệ An loay hoay với “tàu 67” nợ xấu hàng trăm tỷ đồng

Nhọc nhằn xử lý nợ xấu

Thời gian qua có rất nhiều ngân hàng thông báo phát mãi tài sản, bán đấu giá khoản nợ, hay tìm tổ chức thẩm định giá khoản nợ. Trong đó có không ít tài sản giá trị cao là các bất động sản dù đã rao nhiều lần nhưng vẫn không bán được.

Hiện nay, các ngân hàng, tổ chức tín dụng đều muốn xử lý tài sản một cách nhanh chóng, còn nếu đã đưa ra cơ quan tố tụng, tòa án hoặc trọng tài thì sẽ mất thời gian

Hiện nay, các ngân hàng, tổ chức tín dụng đều muốn xử lý tài sản một cách nhanh chóng, còn nếu đã đưa ra cơ quan tố tụng, tòa án hoặc trọng tài thì sẽ mất thời gian

Ông Phan Thanh Hải, Phó Tổng giám đốc ngân hàng BIDV cho biết, những khó khăn mà ngân hàng gặp phải hiện nay đó là, theo quy định của việc thi hành án, không được phép xử lý tài sản đảm bảo cùng một lúc. Giả sử ngân hàng có 10 tài sản trên 10 quận, huyện khác nhau, thì phải xử lý tuần tự từng tài sản một, dẫn đến việc không có biện pháp tổng thể, kéo dài thời gian. Nhiều khi muốn xử lý một tài sản, nhưng có nhiều vướng mắc chưa xong xung quanh tài sản đó, nên ngân hàng không có cách nào để xử lý các tài sản tiếp theo.

Có thể thấy, đấu giá là một trong những phương thức xử lý tài sản thế chấp được các ngân hàng lựa chọn, nhưng trên thực tế nhiều tài sản dù đã rao bán và hạ giá nhiều lần song vẫn khó bán. Về vấn đề này, theo LS. Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch công ty Luật SBLaw, nguyên nhân xuất phát từ nhiều mặt như kinh tế, trở ngại tâm lý và pháp lý.

Thứ nhất, về mặt kinh tế, nhiều tài sản đảm bảo ngân hàng muốn phát mại để thu tiền về, nhưng tài sản đó qua thời gian xử lý nợ xấu hết giá trị hoặc giá trị còn thấp. Ví dụ một xe ô tô từ những đời 2006 - 2010 thì thị trường cũng không còn mặn mà nữa, tài sản không còn được quan tâm.

Thứ hai, ngân hàng nào cũng muốn lấy được giá trị tài sản cao, nên đôi khi định giá tài sản chưa sát với giá thị trường, dẫn đến nhiều tổ chức cá nhân mong muốn mua tài sản nhưng giá quá cao và mua xong còn nhiều thủ tục liên quan khiến họ e ngại. Hay nhiều tài sản bảo đảm để giá rất cao không bán được qua nhiều phiên đấu giá mà đáng lẽ phải giảm xuống nhiều, nhưng lại chỉ giảm nhỏ giọt cũng khiến tài sản trở nên khó bán.

Thứ ba, về mặt pháp lý, hiện nay còn vướng mắc về thủ tục đấu giá tài sản cũng như định giá tài sản. Các quy định pháp luật chưa đồng nhất, đặc biệt là các quy định liên quan đến các cơ quan tổ chức đấu giá, thi hành án và các quy định khác. Nhiều tài sản bảo đảm như bất động sản có giá trị tương đối lớn và thủ tục để người trúng đấu giá lấy được các tài sản đó cũng rất phức tạp.

“Hiện nay, các ngân hàng, tổ chức tín dụng đều muốn xử lý tài sản một cách nhanh chóng, còn nếu đã đưa ra cơ quan tố tụng, tòa án hoặc trọng tài thì sẽ mất thời gian. Đặc biệt toà án ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, một vụ việc kéo dài có khi từ 2-5 năm là bình thường, thậm chí có vụ việc kéo dài hơn 10 năm mà vẫn chưa có kết luận cuối cùng, do vụ án quá phức tạp, nhiều đối tượng tham gia hoặc nhiều vấn đề pháp lý phát sinh.

Con đường giải quyết tranh chấp tại tòa án đang gặp rất nhiều vấn đề phát sinh, cho nên công tác hỗ trợ thúc đẩy việc giải quyết tại tòa án được nhanh chóng là một vấn đề bức xúc đặt ra, để làm sao cơ quan tư pháp phải là điểm tựa thúc đẩy các hoạt động kinh doanh, trong đó có hoạt động xử lý nợ xấu”, vị LS phân tích.

>> Tiến tới luật hoá Nghị quyết xử lý vướng mắc về nợ xấu, khi nào?

Cần xây dựng Luật xử lý nợ xấu

Cũng theo LS. Nguyễn Thanh Hà, trong thời gian vừa qua, với sự bùng nổ của thị trường đã đẩy giá bất động sản tăng so với các mặt hàng khác, nhất là trong thời điểm COVID-19, các nguồn đầu tư đổ nhiều vào bất động sản và chứng khoán. Vì vậy, các ngân hàng hiện nay có các tài sản bảo đảm là bất động sản thì việc xử lý cũng thuận lợi hơn. Tuy nhiên, tài sản bất động sản còn liên quan đến nhiều các lĩnh vực khác nhau, trong đó không chỉ có Luật tổ chức tín dụng, mà còn có Luật đất đai, Luật kinh doanh bất động sản, Luật nhà ở và Luật đầu tư... Để xử lý một tài sản đảm bảo là bất động sản lớn, thì ngân hàng từ lúc tổ chức đấu giá, cho đến chọn được nhà đầu tư cũng sẽ mất nhiều thời gian.

Để xử lý một tài sản đảm bảo là bất động sản lớn, thì ngân hàng từ lúc tổ chức đấu giá, cho đến chọn được nhà đầu tư cũng sẽ mất nhiều thời gian

Để xử lý một tài sản đảm bảo là bất động sản lớn, thì ngân hàng từ lúc tổ chức đấu giá, cho đến chọn được nhà đầu tư cũng sẽ mất nhiều thời gian. Ảnh: Quốc Tuấn

Đáng chú ý, liên quan đến vấn đề thủ tục, có nhiều dự án bất động sản phải chứng minh năng lực của chủ đầu tư đối với dự án đó, khi có chủ đầu tư mới vào lại liên quan đến các cơ quan hành chính Nhà nước khi đổi chủ dự án thì phải xem xét năng lực có đáp ứng triển khai tiếp dự án hay không. Từ đó, thủ tục bị kéo dài vì lúc này không chỉ phụ thuộc vào ngân hàng nữa, mà phụ thuộc vào rất nhiều bộ, ban, ngành, đặc biệt là chính quyền địa phương nơi có dự án bất động sản.

“Ở góc độ tư vấn pháp lý liên quan đến xử lý tài sản bảo đảm là bất động sản, tôi nghĩ rằng trong thời gian trước, việc ra đời của Nghị quyết 42 của Quốc hội như một văn bản pháp lý rất quan trọng giúp các tổ chức tín dụng xử lý các khoản nợ xấu nhanh chóng, kịp thời. Tuy nhiên, trong quá trình thi hành Nghị quyết 42 cũng đã bộc lộ một số khó khăn, vướng mắc vì Nghị quyết ra đời chỉ trong một thời điểm nhất định, còn những điểm chưa rõ ràng.

Lãnh đạo BIDV cho biết, trong khoảng 6 năm trước khi Nghị quyết 42 có hiệu lực thì BIDV đâu đó xử lý được khoảng 90.000 tỷ đồng nợ xấu, bình quân một năm xử lý được khoảng 15.000 tỷ đồng. Sau đó, Nghị quyết 42 có hiệu lực, con số này bắt đầu tăng lên rất nhanh và lũy kế đến nay đã được hơn 100.000 tỷ đồng, bình quân một năm giải quyết được khoảng 25.000 tỷ đồng. Như vậy, hiệu quả của Nghị quyết 42 là rất rõ rệt, đã tạo ra hành lang pháp lý cho việc xử lý nợ xấu.

Do đó, cùng với việc Quốc hội gia hạn hiệu lực Nghị quyết thì nên chăng, các cơ quan soạn thảo cũng nên soạn một Luật là Luật xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Từ lịch sử xử lý nợ xấu này, sẽ tổng kết kinh nghiệm thực hiện Nghị quyết 42 và học hỏi kinh nghiệm nước ngoài để xây dựng một luật có tính chất khả thi, ban hành các nghị định, hướng dẫn để thay thế Nghị quyết 42.

Ngoài ra, sự phối hợp của các cơ quan tư pháp, tòa án các cơ quan thi hành án là rất quan trọng. Khi một vụ việc các tổ chức tín dụng đưa ra giải quyết tại cơ quan tư pháp, thì cần phải thúc đẩy việc xử lý nhanh chóng, kịp thời. Ví dụ, với những vụ việc đơn giản, chúng ta có thể áp dụng thủ tục rút gọn trong Bộ Luật tố tụng dân sự để đối với những khoản vay nhỏ, chứng cứ rõ ràng, có thể giải quyết nhanh chóng. Mặt khác, các tổ chức tín dụng cũng cần tăng cường, quyết liệt trong xử lý nợ xấu bằng cách khi thẩm tra hồ sơ thì phải tuân thủ đúng các quy định pháp luật”, LS. Nguyễn Thanh Hà nói.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Điểm tựa nào thúc đẩy giải phóng nợ xấu cho ngân hàng? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711669170 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711669170 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10