Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2021: "Bình thường mới" cần thể chế mới!

Diendandoanhnghiep.vn Theo Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công, để phục hồi và phát triển bền vững, thì cần có cách tiếp cận mới, nhận thức mới, chính sách và thể chế mới.

>>Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2021: Làm rõ năng lực hấp thụ của nền kinh tế

Chủ tịch Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Phạm Tấn Công nhấn mạnh tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021, ngày 5/12.

Chủ tịch Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Phạm Tấn Công.

Chủ tịch Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Phạm Tấn Công.

Theo Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công, hai năm vừa qua COVID-19 là câu chuyện “nóng bỏng” thời sự trên toàn cầu. Có thể nói, COVID-19 là chúng ta không nhìn thấy nhưng đã làm cho cả thế giới phải “điêu đứng”.

“Điêu đứng” vì đại dịch

“Hôm nay, chúng ta họp tại đây cũng vì COVID-19 này. COVID-19 vừa là đại dịch, vừa là đại họa về y tế và kinh tế. COVID-19 đã lấy đi sinh mạng của trên 5 triệu người trên thế giới, hơn 20.000 người Việt Nam”, Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công nói.

Riêng với các doanh nghiệp, theo Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công, COVID-19 cũng là một “đại họa” dành cho các doanh nghiệp và người lao động. Tuy nhiên, trong thời gian qua, chúng ta cũng phải ghi nhận các doanh nghiệp Việt Nam đã thể hiện tinh thần yêu nước, trách nhiệm xã hội, sự kiên cường, khi vừa đóng góp cho xã hội hàng chục ngàn tỉ đồng để hỗ trợ cho công cuộc chống dịch của toàn quốc. Đồng thời, cũng không quên trách nhiệm chăm lo cho người lao động của mình.

Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công muốn nhắc đến sự hỗ trợ, chia sẻ ở 3 khía cạnh. Thứ nhất, là việc làm. Mặc dù bị ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19 rất nặng nề, đặc biệt tại khu vực phía Nam, nhưng các doanh nghiệp vẫn kiên cường, cố gắng giữ được việc làm, sản xuất kinh doanh từ đó có thu nhập cho người lao động. Đặc biệt với những doanh nghiệp phải áp dụng “3 tại chỗ” với chi phí lên đến hàng chục tỉ đồng để duy trì sản xuất mặc dù hoàn toàn không còn có lợi nhuận.

Thứ hai, doanh nghiệp vẫn cố gắng để lo có thu nhập cho người lao động. Người lao động ở “3 tại chỗ” thì có thu nhập cao hơn, những người phải nghỉ việc, giãn việc hoặc tạm thời nghỉ việc thì vẫn có một khoản thu nhập tối thiểu.

Toàn cảnh diễn đàn.

Toàn cảnh diễn đàn.

Thứ ba, hỗ trợ về mặt đời sống, trước hết là chăm sóc y tế, đảm bảo tiêm vaccine và sức khỏe, phối hợp cùng với các cơ quan của Nhà nước. Chia sẻ, chăm lo về chỗ ở, làm việc với các cơ sở cho thuê nhà để giảm bớt chi phí cho người lao động, cung ứng thực phẩm trong những ngày khó khăn đó cũng vô cùng lớn. Đặc biệt là chăm sóc sức khỏe tinh thần cho người lao động trong khoảng thời gian từ 2 đến 3 tháng khi áp dụng “3 tại chỗ” là cực kỳ lớn.

Đây là những câu chuyện đã qua, còn câu chuyện sắp tới chúng ta sẽ phải hỗ trợ tiếp như thế nào cho người lao động? Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công đặt câu hỏi và cho rằng, cần hỗ trợ cho người lao động chính điều họ cần nhất. Một là, việc làm và thu nhập. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần được phục hồi và đón tiếp người lao động quay trở lại và đào tạo lại cho người lao động.

Hai là, phải đảm bảo được an toàn sức khỏe, vaccine và chăm sóc y tế cho người lao động. Nếu không đảm bảo được các vấn đề trên thì không thể an tâm làm việc.

“Theo tôi, đây là hai yêu cầu trước mắt, ngắn hạn. Còn về lâu dài, đó là phục hồi và phát triển bền vững thì chúng ta phải hướng đến mục tiêu, như cha ông chúng ta thường nói, “với người lao động phải an cư, lạc nghiệp”. Chúng ta không thể để người lao động trong tình trạng ở trong các nhà trọ chỉ rộng vài mét vuông, với những điều kiện rất khó khăn. Vì khi dịch bệnh xảy ra thì người lao động sẽ bỏ đi. Chúng ta hướng đến mục tiêu mà Đại hội Đảng lần thứ XIII đề ra, đó là đến năm 2045 sẽ trở thành nước phát triển, thì không thể chấp nhận để người lao động sống như vậy được nữa”, Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công nhấn mạnh.

>>Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2021: Quán triệt hai quan điểm khi đưa ra chính sách

Thể chế là "món quà" doanh nghiệp mong mỏi

Và theo Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công, ngay từ ngày hôm nay chúng ta cần phải xúc tiến ngay một chiến lược, một chương trình đảm bảo chỗ ở cho người lao động, có an cư thì người lao động mới an tâm, có an cư thì mới không xảy ra tình trạng hàng triệu người rời bỏ các địa phương như vừa qua.

 

Chủ tịch Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Phạm Tấn Công trao đổi cùng các diễn giả tại diễn đàn.

Chủ tịch Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Phạm Tấn Công trao đổi cùng các diễn giả tại diễn đàn.

“Theo tôi, đây là chương trình hết sức quan trọng, là mục tiêu cần hướng đến. Doanh nghiệp sẵn sàng tham gia nhưng phải có cơ chế, chính sách của Nhà nước, như tạo quỹ đất, tạo các điều kiện ưu đãi để doanh nghiệp tạo dựng chỗ ở, ổn định, an tâm lâu dài cho người lao động”, Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công chia sẻ.

Đánh giá về vấn đề “lạc nghiệp”, theo Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công, đó là phải có việc làm ổn định, thu nhập tốt. Như vậy, cần có chương trình quốc gia để đào tạo các kỹ năng cho người lao động, đồng thời giúp các doanh nghiệp dịch chuyển trên chuỗi giá trị sản xuất để làm sao có thu nhập cao hơn cho người lao động.

Thời gian qua đã cho thấy, những doanh nghiệp thâm dụng lao động thì người lao động là vất vả nhất, chăm lo cho người lao động khó khăn nhất. Còn những lao động ở vị trí cao hơn trong chuỗi giá trị thì được chăm lo tốt hơn.

Do đó, Việt Nam cần dịch chuyển và cơ cấu lại tổng thể lực lượng lao động. Chúng ta dần bỏ lao động phổ thông, dịch chuyển lao động ở bậc cao hơn, đồng thời là lao động tại chỗ để tránh sự dịch chuyển lao động quá lớn như vừa qua.

Toàn cảnh diễn đàn.

Các đại biểu tham dự diễn đàn.

"Với số lượng dịch chuyển lên đến hàng triệu lao động thì vấn đề quản lý sẽ rất khó. Bản thân doanh nghiệp rất muốn làm nhưng phải có chính sách, thể chế, cơ chế mới. Bây giờ chúng ta bình thường mới thì cũng cần có thể chế mới" - Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công nói và cho rằng “Tôi cho rằng, chính COVID-19 đã tạo áp lực nhưng cũng tạo động lực cho chúng ta. Và đây là cơ hội lịch sử, “cơ hội vàng” để chúng ta đột phá về thể chế. Nếu như Đại hội Đảng lần thứ XIII đưa ra 3 đột phá, trong đó có đột phá thể chế. Thời gian còn 4 năm nữa nhưng chắc sẽ không có cơ hội nào tốt như bây giờ để đột phá thể chế”.

Do đó, Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công đề nghị, doanh nghiệp có nguyện vọng và mong muốn thì cần có "gói cải cách" về thể chế ngoài những gói hỗ trợ. Vì để phục hồi cần phải có gói hỗ trợ, nhưng để phát triển bền vững thì cần có thể chế.

“Gói thể chế này cũng là một phần trong chương trình phục hồi bền vững, và đây mới là gói cứu trợ mà doanh nghiệp mong mỏi nhất. Như vậy, để phục hồi và phát triển bền vững, thì cần có cách tiếp cận mới, nhận thức mới, chính sách và thể chế mới”, Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công bày tỏ.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2021: "Bình thường mới" cần thể chế mới! tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711717281 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711717281 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10