Điều gì khiến Tổng thống Sri Lanka phải tháo chạy khỏi đất nước?

NHẬT LINH 13/07/2022 12:13

Rạng sáng ngày 13/7, Tổng thống Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa đã rời khỏi đất nước trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế và áp lực của các biểu tình phản đối chính phủ.

Rạng sáng ngày 13/7, Tổng thống Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa đã rời khỏi đất nước

Rạng sáng ngày 13/7, Tổng thống Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa đã rời khỏi đất nước.

>> Khủng hoảng nợ Sri Lanka: Chính phủ tìm kiếm các khoản vay từ IMF

Ông Rajapaksa cùng phu nhân và vệ sĩ đã lên chuyến bay quân sự Antonov-32 và hạ cánh tại Male, thủ đô của Maldives vào rạng sáng ngày 13/7 (theo giờ địa phương). Từ đó, Tổng thống Sri Lanka có thể sẽ tiếp tục di chuyển tới quốc gia châu Á tiếp theo, một quan chức chính phủ cho hay.

Trước đó vào ngày 11/7 vừa qua, ông Rajapaksa bay tới Dubai trên một chuyến bay thương mại nhưng nhân viên hải quan đã từ chối đóng dấu vào hộ chiếu, với lý do là ông và gia đình không chịu đi qua khu vực công cộng do lo sợ sự kích động từ công chúng. Cuối cùng, gia đình ông, bao gồm cả phu nhân Ioma Rajapaksa, đã lỡ 4 chuyến bay đưa họ đến Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất và được cho là đã nghỉ qua đêm tại một căn cứ quân đội gần đó. 

Ông Rajapaksa tự nguyện từ chức vào cuối tuần trước, mở đường cho một chính phủ đoàn kết sẽ phục vụ đất nước trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ 5 năm và đối mặt với hàng loạt những vấn đề nan giải. Tuyên bố của ông Rajapaksa được đưa ra sau sự kiện hơn 100.000 người biểu tình xông vào khu dinh thự của Tổng thống và yêu cầu ông Rajapaksa từ chức. Dưới sự bảo hộ của luật pháp, Tổng thống Sri Lanka có quyền tự do rời khỏi đất nước - đây có thể là lý do ông Rajapaksa nóng lòng muốn xuất cảnh trước khi chính thức bị bãi nhiệm do lo sợ bị cấm cảnh.

>> Vì sao Sri Lanka vỡ nợ?

Người dân Sri Lanka nhận hàng hóa viện trợ.

Kinh tế khủng hoảng, người dân Sri Lanka phải nhận hàng hóa viện trợ.

Ông Gotabaya Rajapaksa, 73 tuổi, được bầu làm Tổng thống Sri Lanka vào năm 2019 nhờ những đóng góp trong việc kết thúc cuộc nội chiến kéo dài hơn 25 năm khi còn làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dưới thời anh trai mình. Tuy nhiên, chính quyền của ông Gotabaya Rajapaksa đã có những bước đi sai lầm, dẫn tới tình trạng bất ổn về kinh tế, chính trị, gây ra cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng nhất từ năm 1948, bao gồm việc cắt giảm thuế hàng loạt, yếu kém trong khâu quản lý tham nhũng,...

Ông Gotabaya Rajapaksa và gia đình đã liên tục điều hành đất nước trong suốt 2 thập kỷ và sự tín nhiệm của người dân dành cho họ ngày càng sụt giảm. Ông Mahinda Rajapaksa đã từ chức Thủ tướng vào tháng 5 vừa qua dưới áp lực từ các cuộc biểu tình diện rộng. Ông Basil Rajapaksa, em trai của Tổng thống Gotabaya, cũng rời bỏ vị trí Bộ trưởng Tài chính vào tháng 4/2022 và thậm chí còn bị cấm xuất cảnh bởi hải quan nước này.

Hiến pháp Sri Lanka quy định, quá trình bầu cử người kế nhiệm Tổng thống Gotabaya sẽ diễn ra trong 30 ngày và việc bỏ phiếu sẽ được tiến hành vào ngày 20/7 tới đây. Cũng theo quy định của Hiến pháp nước này, Thủ tướng đương nhiệm Ranil Wickremesinghe sẽ đảm nhận vị trí Tổng thống tạm thời cho tới khi nước này bầu Tổng thống mới. Tuy nhiên, tình hình trở nên phức tạp hơn khi vào tuần trước, ông Ranil đã tuyên bố sẽ từ chức - ngày cụ thể chưa được ấn định. 

Có thể bạn quan tâm

  • Tuyên bố vỡ nợ, Sri Lanka sẽ ra sao?

    Tuyên bố vỡ nợ, Sri Lanka sẽ ra sao?

    11:01, 13/04/2022

  • Sri Lanka và khủng hoảng “gia đình trị”

    Sri Lanka và khủng hoảng “gia đình trị”

    11:01, 05/04/2022

  • Vì sao Sri Lanka ban hành lệnh giới nghiêm toàn quốc?

    Vì sao Sri Lanka ban hành lệnh giới nghiêm toàn quốc?

    09:44, 03/04/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Điều gì khiến Tổng thống Sri Lanka phải tháo chạy khỏi đất nước?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO