Điều kiện kinh doanh vẫn… làm khó doanh nghiệp

Huyền Trang 06/08/2018 11:10

Tại hội thảo điểm lại pháp luật kinh doanh 6 tháng đầu năm 2018 do VCCI tổ chức, nhiều doanh nghiệp nói rằng, các điều kiện kinh doanh, dù đã được gỡ bỏ phần nào nhưng vẫn làm khó họ.

Có thể bạn quan tâm

  • “Thời gian sửa điều kiện kinh doanh nhiều khi dài hơn tuổi thọ trung bình của doanh nghiệp”

    16:15, 01/08/2018

  • Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc: Chưa có sự “đều tay” trong quá trình cắt giảm điều kiện kinh doanh

    11:02, 31/07/2018

  • Cắt giảm điều kiện kinh doanh phải đi vào thực chất

    05:35, 20/07/2018

  • VCCI: Phương án cắt giảm điều kiện kinh doanh ngành chứng khoán còn nhiều vấn đề

    13:56, 30/07/2018

  • Điều kiện kinh doanh vẫn là rào cản

    05:29, 05/08/2018

Dưới góc độ Hiệp hội, ông Nguyễn Văn Dòng, Chủ tịch Hiệp hội in Việt Nam cho biết, Nghị định 25/2018 thay thế Nghị định 60/2018 về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực in ấn mới chỉ cởi trói khoảng 50%.

“Tôi vẫn ám ảnh với Nghị định 60/2014 về quản lý ngành in, do Bộ Thông tin & Truyền thông chủ trì soạn thảo. Sau 4 năm trời ròng rã đấu tranh, đến nay Nghị định 60 được thay thế bằng Nghị định 25/2018 nhưng nghị định mới chỉ “cởi trói” khoảng 50% mà thôi”, ông Dòng nói.

Chủ tịch Hiệp hội in ấn cho rằng, ngành in mới chỉ cởi trói được khoảng 50%.

Chủ tịch Hiệp hội in ấn cho rằng, nghị định mới quy định về điều kiện kinh doanh ngành in mới chỉ cởi trói được khoảng 50%.

Theo ông Dòng, ngành in mỗi năm doanh thu khoảng 5 tỷ USD, dù khiêm tốn so với các ngành khác, nhưng thủ tục “rối rắm” không thua kém lĩnh vực nào.

“Nghị định 25 vẫn quy định tiêu chuẩn thành lập doanh nghiệp in cực kỳ rườm rà, trong đó quy định chi tiết máy móc thế nào, mặt bằng ở đâu, điều kiện phòng cháy, môi trường… Nghị định còn yêu cầu, chủ doanh nghiệp phải tốt nghiệp cao đẳng ngành in trở lên hoặc thông qua lớp quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông phổ biến… Tại một hội thảo, chúng tôi có lúc tranh luận cởi mở, đến mức đại diện cơ quan quản lý nhà nước không thèm ăn cơm trưa với chúng tôi, vì “đắng quá”.

Về vấn đề này, bà Trần Hoàng Yến, đại diện Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) thì bất cập “nằm” trong quy định sử dụng muối i-ốt trong chế biến thực phẩm. Theo bà Yến, dù kiến nghị hàng năm trời, 7 hiệp hội đồng loạt “kêu cứu” lên Thủ tướng nhưng Bộ Y tế vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng.

“Như Nghị định 09/2016 chỉ bắt buộc bổ sung muối i-ốt vào muối ăn trực tiếp và muối sử dụng trong chế biến thực phẩm… và không yêu cầu phải sử dụng muối có chứa i-ốt tại các nhà máy chế biến thực phẩm, cũng như không yêu cầu kiểm soát hàm lượng muối i-ốt trong thành phần thực phẩm.

Tuy nhiên, tại văn bản số 1216 (14/3/2017) của Bộ Y tế, bộ này yêu cầu: “Các doanh nghiệp sử dụng muối trong chế biến thực phẩm để tiêu dùng trong nước có sử dụng muối đều phải dùng muối có i-ốt”, bà Yến nói

Quy định này, theo quan điểm của bà Yến, cần hiểu rằng, sử dụng muối i-ốt không phải lúc nào cũng tốt, vì nó có thể làm thay đổi màu sắc thực phẩm. Trong quá trình chế biến, ở nhiệt độ cao i-ốt có thể bay hơi, nên cũng không có tác dụng… Chưa kể, khi xuất khẩu sang một số thị trường, họ  không chấp nhận sản phẩm chứa i-ốt như Úc, Nhật…

“Trong khi, nếu doanh nghiệp không dùng lại vi phạm quy định của Việt Nam. Đây là quy định tréo ngoe”- bà Yến nhân mạnh.

Theo bà Yến, vấn đề trên đã được trình bày với Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, tổ công tác của Thủ tướng… Cuối tháng 10/2017,  Bộ Y tế lại có văn bản quy định “chỉ kiểm tra các doanh nghiệp sản xuất muối i-ốt, không kiểm tra các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm có muối i-ốt”. Tuy nhiên, văn bản này cũng không nói rõ việc có bắt buộc các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm phải sử dụng muối i-ốt hay không.

“Như vậy, bản chất vấn đề không thay đổi”, bà Yến nói.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Điều kiện kinh doanh vẫn… làm khó doanh nghiệp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO