Điều tàu đến Biển Đông: Trung Quốc hãy dừng lại nếu muốn được tôn trọng!

Diendandoanhnghiep.vn Nếu giải quyết các tranh chấp tại Biển Đông một cách hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, thì Trung Quốc sẽ được tôn trọng như một cường quốc đáng tin cậy, hỗ trợ khu vực ổn định và hòa bình.

Tàu Tôn Trung Sơn dự kiến sẽ tiến vào khu vực quần đảo Hoàng Sa thuộc Biển Đông tháng 10/2021. (Nguồn: China Daily)

Tàu Tôn Trung Sơn dự kiến sẽ tiến vào khu vực quần đảo Hoàng Sa thuộc Biển Đông tháng 10/2021. (Nguồn: China Daily)

Ngày 7/7, báo Hong Kong đưa tin Trung Quốc sẽ đưa tàu nghiên cứu "Đại học Tôn Trung Sơn" đến quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam trong tháng 10 tới nhằm "thúc đẩy thăm dò các vùng biển giàu tài nguyên".

Theo bài viết của báo South China Morning Post, tàu "Đại học Tôn Trung Sơn" được đóng tại nhà máy đóng tàu Giang Nam Thượng Hải, nơi chế tạo các tàu sân bay thứ 2 và thứ 3 của Trung Quốc.

Xưởng này vừa bàn giao con tàu cho các nhà nghiên cứu thuộc Trường Đại học Tôn Trung Sơn ở Quảng Châu. Con tàu được đặt tên theo đại học này trong một buổi lễ tổ chức ở Thượng Hải hồi tháng trước.

Báo chí Trung Quốc nói rằng tàu nghiên cứu "Đại học Tôn Trung Sơn" được coi là "phòng thí nghiệm di động cỡ lớn trên biển", với chiều dài 113m, rộng 19,4m và lượng giãn nước 6.880 tấn.

Trên boong tàu, 760m2 mặt sàn được dành cho các phòng thí nghiệm cố định và hơn 610m2 dành cho 10 phòng thí nghiệm di động kiểu công-ten-nơ, cho phép các nhà nghiên cứu thu thập mẫu trên biển và phân tích chúng ngay trên tàu trước khi chuyển dữ liệu về đất liền.

Tàu có một sàn đáp trực thăng để vận chuyển người và thiết bị cũng như cho phép các máy bay không người lái (UAV) cất cánh để mở rộng phạm vi quan sát khoa học trên không, trên mặt biển và dưới đáy biển. Nhà chức trách dự kiến cho lắp đặt thêm một radar thời tiết trên tàu trong năm tới.

Dự kiến, con tàu trên sẽ đến khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào tháng 10, để nghiên cứu "hơi ẩm ở vùng ranh giới phía tây Biển Đông cũng như các vùng biển lân cận nhằm có thể cung cấp hỗ trợ khoa học trong phòng chống thiên tai".

bà Lê Thị Thu Hằng - người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam

bà Lê Thị Thu Hằng - người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam.

Trước thông tin này, bà Lê Thị Thu Hằng - người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định: “Mọi hoạt động thăm dò, khảo sát và nghiên cứu khoa học tại quần đảo Hoàng Sa mà không được sự cho phép của Việt Nam là xâm phạm chủ quyền và các quyền liên quan của Việt Nam, là bất hợp pháp và vô giá trị”.

“Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như các quyền hợp pháp đối với các vùng biển của Việt Nam được xác định phù hợp với các Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982”. – Bà Lê Thị Thu Hằng khẳng định.

Trên báo Đất Việt, ông Lê Việt Trường - nguyên Phó chủ nhiệm chuyên trách Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội, khẳng định: quyền, chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo này đã được xác lập rõ ràng, không gì có thể chối cãi.

Theo ông Lê Việt Trường, ngoài việc khẳng định quyền chủ quyền, Việt Nam cần theo sát vụ việc và có phản ứng theo hai cấp độ.

Ở cấp độ 1, là trước những động thái thăm dò, dọn đường, chưa tiến hành trên thực địa, chưa đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam thì cách phản ứng của Việt Nam như trên là phù hợp và cần thiết.

“Việt Nam có quyền lên tiếng dựa trên những cơ sở pháp lý đã được khẳng định, xác lập rõ quyền, chủ quyền của Việt Nam tại khu vực này. Tiếng nói của Việt Nam là tiếng nói bảo vệ quyền, chủ quyền chính đáng trước nguy cơ bị xâm phạm trái phép. Mặt khác, trong bối cảnh những tranh chấp đang xảy ra, theo thỏa thuận của DOC, các bên phải tôn trọng chủ quyền, giữ nguyên hiện trạng, không làm phức tạp thêm tình hình.

Nhất là khi cả thế giới đang tập trung để chống dịch bệnh COVID-19, thì các nước không nên làm phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông, gây thêm những khó khăn cho nước khác”. - Ông Trường nhấn mạnh.

"Trong bối cảnh hiện nay, việc lên tiếng của Bộ Ngoại giao là phù hợp và đúng mức. Bên cạnh đó, những kênh khác như tiếng nói của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, giới truyền thông... cũng cần phải lên tiếng", ông Trường nói thêm.

Trung Quốc tiếp tục thể hiện sự hiện diện phi pháp tại Biển Đông bất chấp sự phản đối từ quốc tế. (Nguồn: QT)

Trung Quốc tiếp tục thể hiện sự hiện diện phi pháp tại Biển Đông bất chấp sự phản đối từ quốc tế. Nguồn: QT

Có thể thấy, tình hình Biển Đông 5 năm sau phán quyết của Tòa Trọng tài ở La Haye (12/7/2016) vẫn phức tạp khi các động thái của Trung Quốc nhằm ủng hộ cái gọi là yêu sách “Đường 9 đoạn” mở rộng làm thay đổi cơ bản hiện trạng trong khu vực.

Trung Quốc với tư cách là một trong những bên tranh chấp vẫn đang tiến hành phi pháp các hoạt động, đặc biệt là quân sự hóa các đảo nhân tạo. Các nhà phân tích cho rằng việc Trung Quốc gia tăng hoạt động quân sự và hiện diện ở Biển Đông có nguy cơ đe dọa sự ổn định, tự do hàng hải quốc tế và an ninh khu vực.

Theo các chuyên gia, Trung Quốc với tư cách là một cường quốc trong khu vực nên giải quyết các tranh chấp tại Biển Đông một cách hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm cả Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 thì lúc đó Trung Quốc sẽ được tôn trọng như một cường quốc đáng tin cậy, hỗ trợ khu vực ổn định và hòa bình.

Một môi trường ổn định và hòa bình trong khu vực như mong đợi của các nước thành viên ASEAN là điều cần thiết.

Sau phán quyết của Tòa Trọng tài, Trung Quốc tiếp tục gia tăng sự hiện diện của mình trên các đảo nhân tạo và tập trung xây dựng trái phép căn cứ quân sự trang bị 2 sân bay để phục vụ cho việc lên xuống của các loại máy bay chiến đấu như J10, J11, SU 30MK, MiG 29, một số nhà chứa máy bay và các phương tiện hỗ trợ khác.

Song song với các hoạt động xây dựng căn cứ quân sự, Trung Quốc cũng đang tiến hành xây dựng trái phép trên Biển Đông các công trình dân dụng, như trạm y tế, trung tâm cứu trợ, cứu nạn hàng hải, căn cứ dịch vụ hàng hải, sửa chữa nhỏ, máy bơm dầu, tàu chở dầu, xây dựng hải đăng, trung tâm nghiên cứu khoa học biển, môi trường.

Các hành động leo thang của Trung Quốc sau quyết định của Tòa Trọng tài, bất chấp dư luận quốc tế và hoàn toàn trái ngược với tuyên bố của Chủ tịch Tập Cận Bình rằng họ sẽ không tiếp tục quân sự hóa các đảo nhân tạo được xây dựng trái phép ở Biển Đông.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Điều tàu đến Biển Đông: Trung Quốc hãy dừng lại nếu muốn được tôn trọng! tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714042219 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714042219 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10