Điều tuyệt vời của nghề giáo

Diendandoanhnghiep.vn Niềm hạnh phúc của người thầy dù đơn sơ, mộc mạc, thậm chí lạc lõng giữa thời hiện đại này, nhưng không phải ai cũng dễ gì có được.

>> Ngày 20/11 nói về chuyện “thật” của ngành giáo dục

ffff

Nhà giáo là một nghề đặc biệt cao quý, vinh quanh nhưng đầy trọng trách.

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là ngày kỷ niệm sâu sắc. Sự tôn vinh và tri ân đó không chỉ khẳng định giá trị của nghề giáo trong xã hội mà còn là dịp để xã hội tri ân những người đã và đang gắn bó với sự nghiệp “trồng người” - một nghề đặc biệt cao quý, vinh quang nhưng đầy trọng trách.

Đã có một khoảng lặng đáng buồn trong ngành giáo dục khi có một giai đoạn vai trò của người thầy có dấu hiệu phai nhạt bởi rất nhiều yếu tố. Một trong những yếu tố đó là mức duy trì cuộc sống của nghề giáo thấp hơn với ngành nghề khác.Hơn nữa về mặt cơ chế tuyển dụng giáo viên rất khó khăn, nhiều thủ tục yêu cầu chồng chéo.

Điều quan trọng nữa là mức lương thù lao cho những giáo viên có năng lực, trả lương theo đúng sở trường bố trí việc làm nên dẫn tới việc đối trọng giữa thu nhập của những giáo viên có năng lực thực sự đã được thu hẹp rất nhiều so với một số ngành nghề khác. Điều đó khiến cho không ít học sinh, sinh viên trăn trở về nghề, có niềm yêu thích với nghề giáo cũng không tránh khỏi những suy nghĩ mông lung, tiêu cực về nghề.

Tuy nhiên, dù nghề dạy học không đem lại cho người thầy nguồn thu nhập lớn, nhưng không ít người thầy có tâm với nghề chưa bao giờ lấy điều đó làm thước đo của cuộc sống.

>> Nhớ nghề

Xã hội Việt Nam vẫn duy trì  truyền thống “tôn sư trọng đạo”, đề cao vai trò của người thầy: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, “không thầy đố mày làm nên”; “Muốn sang thì bắc cầu Kiều/ muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”... Chúng ta có không ít những tấm gương thầy cô giáo hết lòng vì học trò, và cũng còn không ít những yêu thương, trân trọng của phụ huynh, học sinh dành cho người thầy… 

Thế nên, bản chất tốt đẹp của nghề sư phạm vẫn không dễ gì bị mất đi. Theo đó, không gì có thể phủ nhận nghề giáo là một nghề hết sức đặc biệt quan trọng. Đối tượng lao động của người thầy chính là nhân cách, tâm hồn, trí tuệ và thể chất con người. Công cụ lao động của nghề dạy học, chủ yếu là bằng bản thân, là toàn bộ nhân cách, trí tuệ của người thầy.

Phương pháp lao động của người thầy là phương pháp nêu gương, cảm hoá bằng tư tưởng, tình cảm của thầy, lao động của người thầy đòi hỏi phải hết sức cẩn trọng, khoa học, nghiêm túc. Đặc biệt, phải có một cái tâm trong sáng để tạo dựng nên “sản phẩm” - con người hội tụ đầy đủ “Tâm - Tài - Tầm”, chủ nhân tương lai của đất nước. Vì vậy, không thể đem so sánh sản phẩm làm ra của người thầy với bất kỳ sản phẩm nào trong xã hội. 

>> Đại dịch và công việc của Nhà giáo

ff

Hạnh phúc của người thầy không phải là những gì lớn lao, mà từ chính từ những điều giản đơn trong cuộc sống với học trò

Trong “Thế giới phẳng” của nhà báo Thomas Friedman đến đoạn đại ý như sau: “Muốn sáng tạo ra những sản phẩm cao cấp, đáp ứng được những nhu cầu khắt khe nhất của người dùng thì cần phải có sự thấu cảm sâu sắc về nghệ thuật, cuộc sống”.

Tuy nhiên, qua thời gian, chắc hẳn chúng ta mới thấm thía được đoạn văn trên. Thậm chí, qua sự va đập trong cuộc sống muôn màu, mỗi chúng ta càng thấm thía hơn tầm quan trọng của sự thấu cảm.

Nói một cách đơn giản, thấu cảm đó là khả năng nhìn thế giới bằng con mắt của người khác. Và để có được sự thấu cảm, ngoài sự va đập cuộc sống thường nhật, đó chính là khi mỗi người bắt đầu bước chân với mỗi nghề của mình và người viết cũng có được điều đó kể từ khi bắt đầu cuộc đời giáo viên của mình.

Dưới góc nhìn cá nhân, tôi đã không ân hận hay băn khoăn về quyết định đã lựa chọn nghề nghiệp của mình. Bởi tôi hiểu không có nghề nào có thể đem lại niềm vui và hạnh phúc nhiều như nghề sư phạm. Trong đó có việc người viết cũng có phần may mắn, tự hào khi gặp, làm việc, được học học tập và được sống với những người thầy vĩ đại cả về nhân cách lẫn chuyên môn.

G.Guibe đã đúng khi nói: “Dạy tức là học hai lần”. Và Eugene P.Bertin cũng đã chính xác khi cho rằng: “Dạy học là đặt vết tích của một người vào sự phát triển của một người khác. Và chắc chắn học trò là ngân hàng nơi bạn có thể gửi kho báu quý giá nhất của bạn”.

Chính vì vậy, sẽ là không quá chút nào khi nói hạnh phúc của người thầy không phải là những gì lớn lao, mà từ chính từ những điều giản đơn trong cuộc sống với học trò. Là được nâng đỡ, chăm sóc cho học trò đến trường, nhìn từng bước trưởng thành của mỗi thế hệ tương lai - nguồn nhân lực quan trọng cho đất nước phát triển.

Dẫu cho “vật đổi sao dời”, tình thầy trò thời nay dù có đổi thay so với trước đây nhưng đó vẫn là một thứ tình cảm thiêng liêng và cao đẹp. Cảm ơn người thầy - người đưa đò trên dòng sông tri thức. Chúc những người thầy ngày lễ 20/11 dồi dào sức khỏe và luôn vững tin, hạnh phúc với nghề!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Điều tuyệt vời của nghề giáo tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713982816 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713982816 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10