Định danh “Made in Vietnam”

Diendandoanhnghiep.vn Các doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc chứng nhận quy tắc xuất xứ để có thể tận dụng tối đa các ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA).

>>Tiêu chí nào cho "Made in Vietnam"?

Đây là chia sẻ của Luật sư Nguyễn Thành Luân - Giám đốc Công ty Luật TNHH Hà Việt với Diễn đàn Doanh nghiệp.

- Có phải việc thiếu vắng quy định về định danh hàng hóa “Made in Vietnam” là nguyên nhân chính khiến chúng ta chưa tận dụng triệt để được lợi thế mà các FTA mang lại, thưa ông?

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa thương mại của Việt Nam trong những năm qua diễn ra rất mạnh mẽ, bắt đầu là gia nhập WTO và tiếp đó là ký kết hàng loạt các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA). Tuy nhiên, lợi ích thực sự đạt được của chúng ta cho đến thời điểm này vẫn còn khá khiêm tốn.

Thực tế, theo một thống kê mới đây, tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu sử dụng ưu đãi thuế quan trung bình theo các FTA của Việt Nam chưa đạt như kỳ vọng, năm 2021 chỉ đạt 32,7%, trong khi đó, tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu sử dụng ưu đãi thuế quan theo các FTA đặt ra cần đạt từ 40 - 45%.

Những hạn chế này xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Một trong những nguyên nhân khiến các doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn để có thể tận dụng tối đa các ưu đãi từ các FTA được xác định là vấn đề liên quan đến chứng nhận quy tắc xuất xứ, khi chúng ta đang thiếu vắng quy định về định danh hàng hóa “Made in Vietnam”.

- Nhưng, gần đây nhất đã có Thông tư số 05/2022/TT-BC ngày 18/02/2022 của Bộ Công Thương quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực, thưa ông?

Liên quan đến nhãn hiệu hàng hóa, Chính phủ đã ban hành Nghị định 43/2017/NĐ-CP ngày 14/04/2017 về nhãn hàng hóa quy định về cách ghi nhãn hàng hóa lưu thông tại Việt Nam và hàng hóa nhập khẩu nhưng chưa quy định tiêu chí để hàng hóa được ghi nhãn sản xuất tại Việt Nam.

>>Câu chuyện dài về Made in Vietnam và Hàng Việt Nam

Sau đó là Nghị định 31/2018/NĐ-CP ngày 08/03/2018 quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa (thay thế Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 02 năm 2006 trước kia), Việt Nam đã có hành lang pháp lý về xuất xứ hàng hóa. Đây là quy định để xác định “hàng hóa có xuất xứ Việt Nam”, được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) hoặc chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa của Việt Nam nhằm hưởng ưu đãi thuế quan hoặc phi thuế quan khi xuất khẩu sang thị trường mà Việt Nam có cam kết quốc tế.

 Hiện chưa có quy định cách xác định như thế nào là “Sản phẩm của Việt Nam” hay “Sản xuất tại Việt Nam”. (Hàng nhập lậu từ Trung Quốc gắn nhãn “Made in Vietnam” bị hải quan phát hiện. Ảnh: N.Nga)

Hiện chưa có quy định cách xác định như thế nào là “Sản phẩm của Việt Nam” hay “Sản xuất tại Việt Nam”. (Hàng nhập lậu từ Trung Quốc gắn nhãn “Made in Vietnam” bị hải quan phát hiện. Ảnh: N.Nga)

Mới đây là Thông tư số 05/2022/TT-BC ngày 18/02/2022 của Bộ Công Thương quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực. Tuy nhiên, các quy định của Thông tư cũng chỉ mới áp dụng cho hàng xuất khẩu và hàng nhập khẩu, giúp hàng hóa được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu theo cam kết tại các FTA… nhưng chưa có quy định như thế nào thì được gắn nhãn “sản phẩm của Việt Nam” hay “sản xuất tại Việt Nam”,…

Việc thiếu vắng quy định về định danh hàng hóa “Made in Vietnam” không chỉ khiến nhiều tổ chức và cá nhân lúng túng khi muốn ghi chính xác nước xuất xứ trên nhãn sản phẩm theo quy định của Nghị định 43/2017/NĐ-CP để được hưởng ưu đãi thuế quan; mà còn trở thành cơ hội làm gia tăng hiện tượng gian lận thương mại thông qua việc mạo danh ghi nhãn xuất xứ hàng hóa sản xuất tại Việt Nam (đối với nhiều sản phẩm, hàng hóa sản xuất tại Việt Nam đã khẳng định được chất lượng cao, ổn định, được người tiêu dụng tin cậy).

Và đây cũng được cho là một trong những nguyên nhân dẫn tới việc hàng hóa nước ngoài có xu hướng “mượn” xuất xứ Việt Nam để hưởng lợi “miễn phí” từ các FTA mà Việt Nam tham gia hoặc sử dụng xuất xứ hàng hóa làm phương tiện lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại của nước nhập khẩu, có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây.

- Vậy, theo ông, cần những giải pháp nào để giải quyết những bất cập nêu trên?

Từ thực tiễn đã nêu trên, theo tôi đã đến lúc các cơ quan quản lý cần rà soát lại các chính sách liên quan và xây dựng Bộ tiêu chí quy định về hàng hóa được ghi nhãn sản xuất tại Việt Nam bởi, việc này không chỉ giúp doanh nghiệp tiếp cận được các ưu đãi về thuế quan khi hàng hóa xuất khẩu sang các nước mà Việt Nam đã ký kết các FTA mà sẽ tạo ra hành lang pháp lý với mục tiêu phòng chống gian lận thương mại về xuất xứ hàng hóa và bảo vệ người tiêu dùng.

Các quy định này cần được xây dựng theo hướng việc ghi nhãn hàng hóa sản xuất tại Việt Nam bắt buộc phải đáp ứng tiêu chí và phải chứng minh việc đáp ứng tiêu chí đó khi được yêu cầu. Trong trường hợp cá nhân, tổ chức ghi công đoạn sản xuất tại Việt Nam thì phải chứng minh được việc hàng hóa trải qua công đoạn sản xuất, gia công có phát sinh giá trị tại Việt Nam.

- Xin cảm ơn Luật sư!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Định danh “Made in Vietnam” tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714073014 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714073014 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10