Bình Phước: 70 km … 03 trạm thu phí vẫn đúng luật?

Diendandoanhnghiep.vn Sau gần 1 năm kể từ khi Văn phòng Chính phủ có Văn bản số: 4139/VPCP-CN về tình hình thực hiện các dự án BOT trên địa bàn tỉnh Bình Phước, vừa qua (4/4), UBND tỉnh Bình Phước mới chính thức lên tiếng.

Như thông tin mà DĐDN và nhiều cơ quan báo chí đã phản ánh về sự xuất hiện dày đặc các trạm thu phí BOT trên địa bàn tỉnh Bình Phước, đã làm đảo lộn cuộc sống của người dân, kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp.

Trước sự việc nêu trên, ngày 07/5/2018, Văn phòng Chính phủ có Văn bản số: 4139/VPCP-CN về tình hình thực hiện các dự án BOT trên địa bàn tỉnh Bình Phước.

Theo đó, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu: UBND tỉnh Bình Phước rà soát toàn bộ các dự án giao thông đầu tư theo hình thức BOT thuộc thẩm quyền phê duyệt để điều chỉnh mức giá dịch vụ sử dụng đường bộ theo các Nghị quyết 35/NQ –CP ngày 16/5/2016/ (hỗ trợ tạo điều kiện cho doanh nghiệp). Đồng thời, Phó Thủ tướng giao Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) chủ trì làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và UBND tỉnh Bình Phước để thống nhất phương án giải quyết đối với dự án BOT đường Đồng Phú – Bình Dương và báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền.

Trước những chỉ đạo kịp thời của Văn phòng Chính phủ về vụ việc nêu trên, nhiều người dân và doanh doanh nghiệp đã hết sức phấn khởi vì những kiến nghị chính đáng của họ đã nhận được sự quan tâm một cách đúng lúc.

sau gần 1 năm kể từ khi Văn phòng Chính phủ có Văn bản số: 4139/VPCP-CN về tình hình thực hiện các dự án BOT trên địa bàn tỉnh Bình Phước mà báo chí đã phản ánh. Ngày 4/4/2019, UBND tỉnh Bình Phước mới chính thức lên tiếng.

Sau gần 1 năm kể từ khi Văn phòng Chính phủ có Văn bản số: 4139/VPCP-CN về tình hình thực hiện các dự án BOT trên địa bàn tỉnh Bình Phước mà báo chí đã phản ánh. Ngày 4/4/2019, UBND tỉnh Bình Phước mới chính thức lên tiếng.

Tuy nhiên, kể từ khi văn bản chỉ đạo của Thủ tướng đã trôi qua gần 1 năm, UBND tỉnh Bình Phước mới vừa chính thức lên tiếng trả lời cho người dân và doanh nghiệp.

"Tỉnh có nhiều trạm thu phí nhất cả nước"

Theo đó, ngày 4/4/2019, UBND tỉnh Bình Phước đã có cuộc đối thoại với giữa các bên, bao gồm: Hiệp hội DNNVV tỉnh Bình Phước; Hiệp hội vận tải tỉnh Bình Phước, các chủ đầu tư dự án BOT và các sở, ban ngành chức năng. Và cuộc đối thoại do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Huỳnh Anh Minh chủ trì. 

Tại buổi đối thoại, đại diện Hiệp hội vận tải tỉnh Bình Phước, cho rằng: Bình Phước là tỉnh nghèo nhất cả nước nhưng hiện nay lại có nhiều trạm thu phí nhất cả nước, đặc biệt là với mật độ dày đặc các trạm thu phí đã bủa vây trên hai tuyến đường Quốc lộ 13 và đường ĐT 741 khiến người dân và doanh gnhiệp bức xúc là hoàn toàn có cơ sở. 

Theo đại diện Hiệp hội vận tải, chỉ tính riêng trên đường ĐT 741 thuộc địa bàn tỉnh Bình Phước thì có tới 03 trạm thu phí với quãng đường hơn 60km là quá dày. Do đó về vấn đề này chủ đầu tư và chính quyền địa phương phải chia sẻ cho người dân và doanh nghiệp là hoàn toàn hợp lý – đại diện Hiệp hội vận tải kiến nghị.

Cũng theo Hiệp hội vận tải, từ thị xã Phước Long đến TP HCM có chiều dài khoảng 130km nhưng có tới 6 trạm thu phí, cụ thể: Phước Long - Bù Nho, Bù Nho- Đồng Xoài (đoạn đường khoảng 46km), Đồng Xoài – Tân Lập 29km, Tân Lập- Bố Lá 30km, Bố Lá –Suối Giữa 58km và Suối Giữa- Lái Thiêu cách nhau 17,2km…

Tiếp đến là tuyến Quốc lộ 13 từ huyện Chơn Thành đến cửa khẩu quốc tế Hoa Lưu nhưng cũng đặt 2 trạm thu phí. Tương tự trên Quốc lộ 14 đoạn qua Bình Phước đặt 1 trạm thu phí. Đó là chưa tính kế hoạch xây dựng thêm tuyến đường BOT mới nối từ Đồng Phú- Bình Dương. 

Theo đại diện Hiệp hội vận tải, chỉ tính riêng trên đường ĐT 741 thuộc địa bàn tỉnh Bình Phước thì có tới 03 trạm thu phí với quãng đường hơn 60km là quá dày

Theo đại diện Hiệp hội vận tải, chỉ tính riêng trên đường ĐT 741 thuộc địa bàn tỉnh Bình Phước thì có tới 03 trạm thu phí với quãng đường hơn 60km là quá dày

Trạm thu phí làm mâu thuẫn phát sinh giữa các doanh nghiệp

Phát biểu tại cuộc đối thoại, ông Võ Quang Thuận, Chủ tịch Hiệp hội DNNVV tỉnh Bình Phước cho rằng: Việc có quá nhiều trạm thu phí đang khiến phát sinh mâu thuẫn lợi ích giữa DNNVV đối với các đơn vị đầu tư kinh doanh trạm thu phí BOT.

Ông Thuận cũng chia sẻ, các đơn vị BOT khi đầu tư thì phải có lãi, tuy nhiên sự dày đặc về các trạm thu phí đang khiến sản phẩm của các doanh nghiệp phải gánh chịu thêm quá nhiều chi phí và làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp. 

Cũng theo ông Thuận, mỗi sản phẩm sản xuất ra ở Bình Phước tính từ đầu vào đến thành phẩm và đầu ra thì “mỗi lần doanh nghiệp nhập hàng về (trên đường ĐT 741, Bình Phước - TP HCM) phải qua 6 trạm thu phí, phải chịu mất phí tới 12 lần (cả lượt đi lượt về). Và sau khi hàng sản xuất xong lại phải chở đi tiêu thụ tiếp chịu thêm 12 lần phí nữa. Tổng cộng 24 lần phí đã kéo theo giá thành sản phẩm lên rất cao đã khiến cho sức cạnh tranh của doanh nghiệp là tương đối thấp. Bên cạnh đó, việc xuất hiện nhiều trạm thu phí đã kéo theo nhiều vấn đề mà nhà đầu tư, doanh nghiệp không dám về Bình Phước để đầu tư vì chi phí tăng quá cao. Và vấn đề này đã được nguyên Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông nhiều lần chia sẻ là từng tiếp đón, giới thiệu nhiều nhà đầu tư đến Bình Phước để tìm hiểu cơ hội đầu tư, tuy nhiên, sau những chuyến thăm đó cũng là lần đi mãi mãi không bao giờ trở lại vì một lý do duy nhất là làm không đủ tiền đóng phí BOT” – ông Thuận dẫn chứng.

Đồng tình với những vấn đề trên, ông Bùi Gia Nên – Phó Chủ tịch Hiệp hội DNNVV tỉnh Bình Phước, cho rằng: Thực trạng dày đặc các trạm thu phí BOT trên địa bàn tỉnh đang còn là “rào cản” trong việc kêu gọi thu hút các doanh nghiệp về Bình Phước đầu tư sản xuất, kinh doanh. Đây cũng là một trong những nguyên nhân kìm hãm việc cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Bình Phước. 

"UBND tỉnh và các cơ quan ban ngành cần làm rõ thêm tính bất cập về thời hạn thu phí quá dài đối với các trạm thu phí BOT cũng như bất cập về khoảng cách giữa các trạm thu phí còn chưa hợp lý; chất lượng đường xấu nhưng vẫn thu phí. Bên cạnh đó, về phía các chủ đầu tư BOT cũng cần xem xét lại mức giá thu phí để tạo điều kiện cho doanh nghiệp sử dụng dịch vụ cũng như người dân sống gần khu vực trạm thu phí .Thực hiện công tác khoanh vùng để miễn giảm phí giống như BOT Cai Lậy – Tiền Giang đã thực hiện miễn giảm cho những người dân tại 8 xã với bán kính 10km – khu vực bị ảnh hưởng bởi trạm thu phí", ông Nên đề nghị.

Dự án đã có lãi?

Chia sẻ với cộng đồng doanh nghiệp về những bức xúc trên, đại diện chủ đầu dư dự án BOT DT 741 cho biết: "Khi đơn vị nhận được lời kêu gọi của UBND tình Bình Phước về việc đầu tư tuyến đường DT 741, lúc đầu chúng tôi chỉ xác định là làm từ thiện và phục vụ cho ngành cao su vì tuyến đường này khá ít phương tiện qua lại. Tuy nhiên, sau khi thực hiện xong, hiệu ứng tại tuyến đường này lại khá tốt và hiện tại dự án đã có lời” – đại diện chủ đầu tư khẳng định.

đại diện chủ đầu dư dự án BOT DT 741 cho biết: Khi đơn vị nhận được lời kêu gọi của UBND tình Bình Phước về việc đầu tư tuyến đường DT 741, lúc đầu chúng tôi chỉ xác định là làm từ thiện và phục vụ cho ngành cao su vì tuyến đường này khá ít phương tiện qua lại. Tuy nhiên, sau khi thực hiện xong, hiệu ứng tại tuyến đường này lại khá tốt và “hiện tại dự án đã có lời”

Đại diện chủ đầu dư dự án BOT DT 741 cho biết: Sau khi thực hiện việc đầu tư tuyến đường DT 741, hiệu ứng tại tuyến đường này lại khá tốt và “hiện tại dự án đã có lời”.

Cũng theo đại diện chủ đầu tư, tuy nhiên do nhu cầu đi lại của người dân và doanh nghiệp ngày càng cao, doanh nghiệp phải đã duy tu, sửa chữa và làm thêm hệ thống cống nước đấu nối với cơ sở hạ tầng của tỉnh nên hiện tại doanh nghiệp đang thực hiện danh mục này. Còn vấn đề khoảng cách các trạm thu phí nhiều và dày đặc đã được tỉnh Bình Phước chấp thuận.

Về phía Sở GTVT, ông Nguyễn Anh Tuấn - Phó Giám đốc Sở GTVT tỉnh Bình Phước, cho biết: Xét về tổng thể việc hình thành đường BOT đã tạo ra mạng lưới giao thông đồng bộ kết nối thông thương giữa Bình Phước với các tỉnh, thành trong vùng kinh tế động lực phía Nam và khu vực Đông Nam bộ. Theo đó, tuyến đường này đã tạo điều kiện cho Bình Phước thu hút đầu tư và đã có hàng trăm doanh nghiệp về đầu tư sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh.  

Ông Minh cho rằng, đầu tư cơ sở hạ tầng rất cần thiết nhất là hạ tầng giao thông kết nối toàn tỉnh. Trong điều kiện khó khăn, hỗ trợ từ ngân sách Trung ương có hạn nên kêu gọi đầu tư BOT là rất cần thiết. Đến nay, các dự án đầu tư BOT Bình Phước còn rất khó khăn, nhà đầu tư phần nhiều còn lỗ?

Ông Huỳnh Anh Minh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước, cho rằng, đầu tư cơ sở hạ tầng rất cần thiết nhất là hạ tầng giao thông kết nối toàn tỉnh. Trong điều kiện khó khăn, hỗ trợ từ ngân sách Trung ương có hạn nên kêu gọi đầu tư BOT là rất cần thiết. Đến nay, các dự án đầu tư BOT Bình Phước còn rất khó khăn, nhà đầu tư phần nhiều còn lỗ?

Hiện tại, các trạm thu phí theo hình thức đầu tư BOT vẫn duy trì như hợp đồng đã ký kết, không phát sinh trạm phụ và nhận được sự “đồng thuận của người dân và doanh nghiệp ủng hộ” (Thời gian thu phí 25 năm)?

Phát biểu và chủ trì buổi đối thoại, ông Huỳnh Anh Minh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước, chia sẻ: Chính quyền địa phương cũng rất trăn trở với sự phát triển của tỉnh về BOT. Theo ông Minh, sau khi chia tách tỉnh với Bình Dương, Bình Phước là tỉnh nghèo, điều kiện quá khó khăn, nhất là đường sá không thuận lợi. Và để kết nối giao thông tốt như hiện nay tỉnh phải huy động các nguồn lực đầu tư vào hình thức BOT. Theo đó, việc đầu tư BOT bắt buộc phải thu phí đề bù lại nguồn vốn đã đầu tư. 

Việc đầu tư BOT đã tạo sự khác biệt, phát huy hiệu quả về đường đi thuận lợi, rút ngắn khoảng cách với các tỉnh bạn nên cũng làm lợi cho cộng đồng, cho xã hội, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế; trong đó, có nhiều thuận lợi, cho doanh nghiệp đầu tư về Bình Phước nhiều hơn.

Ông Minh cho rằng, đầu tư cơ sở hạ tầng rất cần thiết nhất là hạ tầng giao thông kết nối toàn tỉnh. Trong điều kiện khó khăn, hỗ trợ từ ngân sách Trung ương có hạn nên kêu gọi đầu tư BOT là rất cần thiết. Đến nay, các dự án đầu tư BOT Bình Phước còn rất khó khăn, nhà đầu tư phần nhiều còn lỗ?

Giải thích về mật độ dày của các trạm thu phí, ông Minh cho rằng: Mật độ dày trạm thu phí là do từng giai đoạn đầu tư. Vì khó khăn, nên tỉnh kêu gọi đầu tư từng khúc đoạn đường ĐT 741 và vì lẽ đó trên 70km có đến 3 trạm thu phí.  

Vì vậy, UBND tỉnh Bình Phước kêu gọi doanh nghiệp và các bên chia sẻ những khó khăn chung. Bên cạnh đó, tỉnh cũng đang tính toán một số giải pháp như tới đây sẽ không chấp thuận việc các trạm thu phí tăng giá; đồng thời, xem xét giảm giá phí theo quy định cho các đối tượng là người dân sống trong khu vực lân cận. 

Riêng đối với đoạn đường xấu mà vẫn thu phí, hiện nay tỉnh đang yêu cầu đơn vị thi công mở rộng làn đường, nâng cấp vỉa hè, ánh sáng và đầu tư đồng bộ để đáp ứng phương tiện khi tham giao thông thuận lợi như đoạn BOT từ Đồng Xoài đến Tân Lập huyện Đồng Phú đang nâng cấp mở rộng mỗi bên thêm 1 làn xe. 

Văn bản số 159/SGTVT-KCHT của Sở GTVT khẳng định nhận được sự đồng thuận của người dân, tiy nhiên người dân lại phản ánh ngược lại.

Văn bản số 159/SGTVT-KCHT của Sở GTVT khẳng định nhận được sự đồng thuận của người dân, tuy nhiên người dân lại phản ánh ngược lại.

Giải thích thêm về việc đầu tư đường BOT mới từ Đồng Phú -Bình Dương liệu có làm gia tăng thêm gánh nặng phí cho doanh nghiệp và người dân, ông Minh cho biết, con đường trên được đầu tư mới 100% không xây dựng trên tuyến đường cũ có sẵn. 

"Dự án đường BOT Đồng Phú- Bình Phước là dự án để thúc đẩy kinh tế- xã hội tại địa phương cho vùng kém phát triển. Về mức phí sẽ có quy định bằng giá với các tuyến đường khác, do đó, doanh nghiệp và người dân có quyền chọn lựa dịch vụ bất kỳ trên các tuyến đường BOT nào mà đảm bảo không tăng thêm thu phí" – ông Minh nói.

Theo ghi nhận thực tế của PV tại buổi đối thoại ngày 4/4, thì dường như không có một người dân hay doanh nghiệp nào được mời tới để đối thoại mà chỉ có đại diện Hiệp hội DNNVV, Hiệp hội Vận tải, các doanh nghiệp BOT (Hiệp hội DNNVV đăng ký 25 doanh nghiệp tham dự nhưng bị từ chối)…mà chủ yếu là Công an và một số sở ngành tham dự.

Và điều đáng nói là tại buổi đối thoại, chủ đầu tư khẳng định “dự án đã có lời”, thế nhưng tỉnh Bình Phước vẫn cho thu phí, thậm chí các trạm thu phí còn dày đặc, bình quân hơn 20km/trạm, mặc dù người dân và doanh nghiệp đã nhiều lần kiến nghị và làm đơn kêu cứu đang là vấn đề hết sức khó hiểu.

khi PV phỏng vấn trực các chủ phương tiện, lái xe và người dân thì lại hoàn toàn ngược lại đang là vấn đề hết sức khó hiểu.

Khi PV phỏng vấn trực các chủ phương tiện, lái xe và người dân tại khu vực trạm thu phí đều rất bức xúc vì nhiều lần đề nghị nhưng không được chính quyền quan tâm. Và điều này hoàn toàn ngược lại với báo cảo của Sở GTVT tỉnh Bình Phước

Chưa dừng lại ở đó, tại báo của Sở GTVT tỉnh Bình Phước còn thể hiện việc thực hiện dự án đầu tư đảm bảo đúng theo quy định; “đặc biệt là nhận được sự quan tâm, ủng hộ của hầu hết cộng đồng dân cư trong vùng dự án nói riêng, của nhân dân trên địa bàn tỉnh nói chung và đông đảo các chủ phương tiện (đối tượng tham gia giao thông sử dụng dịch vụ đường bộ) trên tuyến Tây nguyên đi vùng kinh tế trọng điểm phía Nam”, báo cáo nêu.

Tuy nhiên, khi PV phỏng vấn trực tiếp các chủ phương tiện, lái xe và người dân thì nhận được câu trả lời là hoàn toàn ngược lại với báo cáo của Sở GTVT tỉnh Bình Phước (!?).

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Bình Phước: 70 km … 03 trạm thu phí vẫn đúng luật? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714081153 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714081153 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10