Doanh nghiệp kiến nghị hàng loạt giải pháp gỡ khó cho sản xuất kinh doanh

Diendandoanhnghiep.vn "Dịch bệnh làm chúng ta khó khăn gấp đôi nhưng chúng ta phải cố gắng gấp ba" - Thủ tướng đã nhấn mạnh điều này tại cuộc làm việc với các tập đoàn kinh tế tư nhân sáng nay (12/3).

Tại cuộc gặp gỡ và làm việc với Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo các bộ ngành các doanh nghiệp cũng nêu nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra.

Sáng ngày 12/3, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo các bộ ngành

Sáng ngày 12/3, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo các bộ ngành đã làm việc với các tập đoàn tư nhân để lắng nghe những kiến nghị đề xuất từ doanh nghiệp.

Đã có kịch bản ứng phó để không thất thủ

Bà Hồ Ngọc Yến Phương, Phó Tổng Giám đốc Hãng hàng không Vietjet cho biết, Vietjet đã khởi động Uỷ ban khẩn cấp phòng chống dịch vào ngày 21/1/2020. “Chúng tôi đã góp một phần trách nhiệm của mình để giải quyết phương tiện đi lại tuyệt đối an toàn cho hành khách, kiểm soát dịch bệnh”, bà Yến Phương nói.

Đại diện Hãng hàng không Vietjet kiến nghị miễn thuế nhập khẩu và thuế bảo vệ môi trường cho nhiên liệu bay, miễn giảm từ 50% tới 70% phí dịch vụ hoạt động hàng không...

Nhiều doanh nghiệp cho biết đã có kịch bản ứng phó, để khi dịch xảy ra thì không bị "thất thủ". Một số doanh nghiệp cho biết, hầu như đã chuyển sang làm việc online, hạn chế làm việc trực tiếp; tuyên truyền cho các công nhân lao động, trong đó có chuyên gia nước ngoài, tuân thủ nghiêm các quy định phòng chống dịch, đặc biệt là cách ly y tế.

Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp ngành du lịch-lĩnh vực được xem là chịu đòn nặng nề nhất của dịch COVID-19 cũng cho rằng, các biện pháp của Chính phủ về giảm bớt luồng khách từ nước ngoài là cần thiết.

“Dù chịu tổn thất nhưng doanh nghiệp đồng tình giải pháp phải giảm luồng khách nước ngoài, bởi chống được dịch, ổn định tâm lý, có môi trường an toàn thì du khách mới an tâm, mới đi du lịch”, đại diện Vietravel nhấn mạnh, đồng thời cho biết công ty vừa đưa ra chương trình “Việt Nam an toàn”.

Trong một khảo sát về ảnh hưởng của dịch COVID-10 đến hoạt động sản xuất kinh doanh do Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế Tư nhân (Ban IV, thuộc Hội đồng Tư vấn Cải cách Thủ tục Hành chính của Thủ tướng) thực hiện trên 1.200 doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ cho thấy, dịch COVID-19 tác động rất nghiêm trọng đến tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp.

Theo đó, nếu dịch bệnh kéo dài tới 6 tháng, tỷ lệ doanh nghiệp có doanh thu bị giảm trên 50% chiếm hơn 60%, doanh thu giảm từ 20-50% chiếm gần 29%. Chỉ 1,8% số doanh nghiệp được hỏi nhận được tác động tích cực lên doanh thu do dịch bệnh.

Để doanh nghiệp “rộng tay, rộng chân phát triển”

Nhận định sức nén tâm lý trong dịch rất lớn thì sau dịch, các doanh nghiệp cho rằng cần có biện pháp truyền thông “giải tỏa tâm lý”, doanh nghiệp góp ý. Cùng quan điểm, một số ý kiến cho rằng, ổn định tâm lý là điều quan trọng, cần chống tâm lý hoang mang, lo lắng bởi cái đáng sợ nhất chính là nỗi sợ hãi.

Tập đoàn thực phẩm Massan cho biết, các nhà máy của tập đoàn đang chạy hết công suất để bảo đảm cung ứng thực phẩm cho người dân. Đại diện doanh nghiệp kiến nghị, đây là thời điểm thúc đẩy thương mại điện tử. Tập đoàn có kế hoạch để làm sao ngày càng nhiều người dân chọn cách thức mua hàng trực tuyến, ngồi tại nhà mua hàng mà không cần trực tiếp đến siêu thị.

Các doanh nghiệp kiến nghị Chính phủ có chính sách ưu đãi, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn như các giải pháp miễn, giảm, giãn nộp thuế, phí, thúc đẩy các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, cơ cấu lại các khoản nợ…

Cụ thể, đại diện Vietjet kiến nghị miễn thuế nhập khẩu và thuế bảo vệ môi trường cho nhiên liệu bay, miễn giảm từ 50% tới 70% phí dịch vụ hoạt động hàng không.

Trong khi đó, đại diện Tập đoàn Vingroup nhấn mạnh, Chính phủ cần rà soát lại quy định, tạo môi trường đầu tư thông thoáng để khi dịch chấm dứt, doanh nghiệp “rộng tay, rộng chân hơn để phát triển”.

Bà Hương Trần Kiều Dung, Tổng Giám đốc Tập đoàn FLC cho rằng, Luật Đầu tư chưa có điều nào xếp các dự án du lịch được ưu đãi đầu tư, mong được Chính phủ quan tâm vấn đề này, nhất là các dự án đầu tư du lịch nghỉ dưỡng quy mô lớn, có vốn trên 10.000 tỷ đồng.

Doanh nghiệp này khẳng định, chuẩn bị sẵn sàng tâm thế để ngay sau khi dịch kết thúc thì phát triển mạnh hơn, bù đắp lại thiệt hại kinh tế do dịch gây ra, như lò xo bị nén lại, nay bật lên.

Trong đại dịch, cũng có những doanh nghiệp cho biết đã tìm thấy cơ hội chuyển hướng đầu tư. “Khó khăn nhưng vẫn có cơ hội cho doanh nghiệp đầu tư phát triển, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp, vì thế, THACO đã chuyển hướng đầu tư vào lĩnh vực này”, ông Trần Bá Dương chia sẻ.

Không chỉ kiến nghị sự hỗ trợ, có tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng khẳng định, sẵn sàng chia sẻ khó khăn với Nhà nước, có thể trích bớt lợi nhuận để giảm lãi suất.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Doanh nghiệp kiến nghị hàng loạt giải pháp gỡ khó cho sản xuất kinh doanh tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713588396 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713588396 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10