Doanh nghiệp làm gì để được hưởng lợi từ CPTPP?

Diendandoanhnghiep.vn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), phiên bản mới của TPP, sẽ được ký kết vào tháng 3 tới tại Chile. Trước thông tin này, nhiều chuyên gia lưu ý rằng doanh nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế được hưởng lợi từ CPTPP thì Việt Nam cần phải cải cách chính sách và nâng cao năng lực cạnh tranh.

Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rút khỏi TPP, 11 nước thành viên còn lại (chiếm 13,5% nền kinh tế toàn cầu) đã nỗ lực khôi phục hiệp định trên. Ngày 11/11/2017 tại Đà Nẵng, 11 nước đã thống nhất đổi tên TPP thành CPTPP (Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương).

Theo thống kê của Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế xã hội quốc gia (Bộ Kế hoạch - Đầu tư), khi tham gia vào CPTPP thì GDP tăng thêm đạt 1,32%, tăng trưởng về xuất khẩu chỉ thêm 4%. CPTPP làm tăng nhập khẩu 3,8%.

Nhận định về vấn đề Việt Nam tham gia vào hiệp định CPTPP Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng cơ hội lớn mà CCTPP cũng như các hiệp định thương mại tự do nói chung là cơ hội để cải cách thể chế, để có những chuẩn rõ ràng cho việc cải cách.

“Những hiệp định này tạo ra rất nhiều cơ hội nhưng có tận dụng được hay không thì phụ thuộc vào sự cải cách và nâng cao năng lực cạnh tranh của chúng ta”, bà Lan nói.

Về vấn đề này, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho rằng để toàn bộ nền kinh tế cũng như doanh nghiệp Việt được hưởng lợi từ hiệp định này thì Việt Nam phải bắt đầu cải thiện thể chế và thay đổi từ chính sách.

“Hiện tại, chúng ta đang cách xa các tiêu chuẩn của CPTPP. Với tốc độ cải cách như hiện nay thì hiện tại Việt Nam khó có thể đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe của hiệp định này. Phải mất ít nhất từ 5 tới 10 năm nữa mới có thể tiến đến được với các tiêu chuẩn của CPTPP. Điều này, đồng nghĩa với việc nếu như Việt Nam không thúc đẩy nhanh chóng quá trình cải cách thể chế và cải cách chính sách thì chúng ta rất có thể “bỏ lỡ” những cơ hội mà hiệp định thương mại tự do này mang lại”, ông Hiếu phân tích.

ông Hiếu cho rằng để doanh nghiệp Việt có thể được hưởng lợi từ CPTPP thì các doanh nghiệp Việt phải nghiên cứu kỹ càng những quy định trong hiệp định.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho rằng để doanh nghiệp Việt có thể được hưởng lợi từ CPTPP thì các doanh nghiệp Việt phải nghiên cứu kỹ càng những quy định trong hiệp định.

Theo ông Hiếu doanh nghiệp Việt sẽ gặp khó khăn trong thực hiện các quy định của CPTPP.

“Khó khăn lớn nhất trong việc thực hiện các quy định của CPTPP là phải chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Ví dụ như trong lĩnh vực dệt may, theo quy chuẩn CPTPP nếu doanh nghiệp sẽ được hưởng mức thuế ưu đãi trong trường hợp nguyên liệu làm ra sản phẩm đó có nguồn gốc phần lớn từ nước bản địa, hoặc là nguyên liệu nhập khẩu từ các nước CPTPP. Nhưng trong ngành dệt may Việt Nam thì phần lớn nguyên liệu sản xuất lại được nhập khẩu Trung Quốc. Như vậy, trong trường hợp này, để doanh nghiệp có thể được hưởng lợi thì chính sách thuế của chúng ta buộc phải thay đổi, hạn chế sự nhập khẩu nguyên liệu từ các nước ngoài CPTPP”, ông Hiếu phân tích.

CPTPP giữ hầu hết nội dung của TPP, song trong 8.000 trang tài liệu của thỏa thuận ban đầu, có 20 điều khoản bị tạm hoãn thực thi, chủ yếu liên quan tới sở hữu trí tuệ.

Ngoài ra, ông Hiếu cũng cho rằng để nhanh chóng bắt nhịp được với các tiêu chuẩn của CPTPP thì các thiếu sót trong lực lượng lao động của Việt Nam cần được cải thiện nhanh chóng.

“Lực lượng lao động của Việt Nam còn nhiều thiếu sót trong việc đào tạo các kỹ năng, đặc biệt khi đi vào giai đoạn công nghiệp 4.0 về công nghệ thông tin. Đây là thời đại mới, cần phải đào tạo lại lao động để có kỹ năng về công nghệ thông tin. Tất cả mọi lĩnh vực, sựt thay đổi trước hết bắt đầu từ luật pháp, rồi cơ chế về thuế, về chính sách, về tổ chức, về kinh doanh, lao động, tất cả những quy định về luật pháp, những cơ chế liên quan đến những khâu đó cũng phải được thay đổi và đặc biệt nữa là chất lượng hàng hóa Việt Nam phải được nâng cấp”, ông Hiếu nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện chiến lược (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) nêu quan điểm việc Việt Nam bước chân vào hiệp định này sẽ mang lại cơ hội lớn cho nền cho toàn bộ nền kinh tế cũng như doanh nghiệp Việt. Tuy nhiên, việc tham gia vào hiệp định cũng đặt ra nhu cầu và tạo động lực cho việc cải cách thể chế, môi trường kinh doanh nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Chưa hài lòng với tốc độ cải cách hiện tại, chuyên gia kinh tế Lưu Bích Hồ cho rằng Việt Nam cần cải thiện hơn nữa vấn đề thể chế và cải thiện

Chưa hài lòng với tốc độ cải cách hiện tại, chuyên gia kinh tế Lưu Bích Hồ khẳng định để Việt Nam có thể hưởng lợi từ CPTPP thì cần phải đẩy mạnh cải cách hơn nữa.

Chưa hài lòng với tốc độ cải cách hiện tại, ông Hồ cho rằng cần phải đẩy mạnh hơn nữa cải cách. “Vấn đề quan trọng là cải cách thể chế: Thủ tướng nhấn mạnh rằng “thể chế, thể chế và thể chế”, nhưng vấn đề là từ lời nói đến thực thi là một khoảng cách, liệu có đạt được mục tiêu đề ra hay không thì cần phải quyết tâm rất lớn”, ông Hồ nhấn mạnh.

Từ góc nhìn của doanh nghiệp, ông Hiếu cho rằng để doanh nghiệp Việt có thể được hưởng lợi từ CPTPP thì các doanh nghiệp Việt phải nghiên cứu kỹ càng những quy định trong hiệp định.

“Nếu muốn hưởng lợi, doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ những quy định trong CPTPP. Nhưng bù lại, doanh nghiệp cũng không nên quá lạc quan như trường hợp của TPP trước đây”, ông Hiếu nói

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Doanh nghiệp làm gì để được hưởng lợi từ CPTPP? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711621529 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711621529 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10