Doanh nghiệp len Úc kỳ vọng thị trường Việt

Ngọc Hà 22/06/2018 17:27

Thu nhập ngày càng cao chính là điều kiện thuận lợi để người tiêu dùng Việt Nam quan tâm tới việc sử dụng sợi tự nhiên.

Ông John Roberts, Tổng Giám đốc Phụ trách thị trường Đông Bán Cầu của Công ty Woolmark. Ông John Roberts, Tổng Giám đốc Phụ trách thị trường Đông Bán Cầu của Công ty Woolmark cho biết: “Bên cạnh việc người tiêu dùng Việt Nam có xu hướng gia tăng sử dụng sợi tự nhiên, Việt Nam còn có tiềm năng sản xuất các sản phẩm len chất lượng cao”.

Có thể bạn quan tâm

  • "Ngôi sao" nào đang dẫn dắt cuộc chơi dòng vốn FDI vào Việt Nam?

    03:26, 22/06/2018

  • Doanh nghiệp cá tầm đầu tư 1.200 tỷ đồng vào điện mặt trời

    Doanh nghiệp cá tầm đầu tư 1.200 tỷ đồng vào điện mặt trời

    00:52, 21/06/2018

  • Đầu tư Việt Nam sang Lào: Đẩy mạnh hiệp định song phương để gỡ khó toàn diện

    Đầu tư Việt Nam sang Lào: Đẩy mạnh hiệp định song phương để gỡ khó toàn diện

    11:40, 20/06/2018

Phân tích cụ thể về những thuận lợi từ thị trường Việt Nam, ông John Roberts cho rằng, đó là sự ổn định chính trị và xã hội, cơ sở hạ tầng ngành dệt đã có sẵn, lực lượng lao động dồi dào, có tay nghề và chi phí thấp. Bên cạnh đó là việcViệt Nam đã tham gia vào nhiều Hiệp định Thương mại tự do (FTA) và các thoả thuận hợp tác xuyên quốc gia.

Ngoài ra, theo báo cáo của JLL công bố mới đây cũng chỉ ra, tăng trưởng GDP Việt Nam đạt 7,38% trong quý 1/2018, cao hơn mức kỳ vọng sẽ tăng 6,0-6,5% giai đoạn 2016-2020, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia phát triển nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á.

Nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ nhờ vào những điều kiện nhân khẩu học thuận lợi, chính sách đô thị hóa – công nghiệp hóa bền bỉ và tỉ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực dịch vụ tăng cao cũng như sự gia tăng của tầng lớp trung lưu.

Việt Nam có nhiều tiềm

Các chuyên gia tại Chương trình "Ngày Nhận thức Len cừu Merino tại Hà Nội" chung nhận định: "Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để gia tăng sử dụng sợi tự nhiên.

Ngành dệt may từ lâu đã trở thành một trong những ngành kinh tế chủ chốt của Việt Nam. Ngành dệt may sử dụng hơn 2,7 triệu lao động, tương đương với 25% lực lượng lao động trong lĩnh vực công nghiệp và có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ 2 trong lĩnh vực sản xuất. Chiếm 17% kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc trên thế giới trong năm 2017, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt của Việt Nam đã tăng đều đặn, từ con số khiêm tốn 1,35 tỷ USD Mỹ năm 1998 lên 31,1 tỷ USD trong năm 2017.

Theo đó, Việt Nam cũng nằm trong top 5 các nước xuất khẩu dệt may trên thế giới. Tuy nhiên, sức cạnh tranh ngày càng tăng của thị trường toàn cầu, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải xây dựng cho mình chiến lược cụ thể để tăng sức cạnh tranh và tạo bước đột phá. Đồng thời, các doanh nghiệp Việt nên tận dụng dòng vốn đầu tư nước ngoài hiệu quả, chủ động tham gia vào chuỗi cung ứng để giảm chi phí và tối đa hoá hiệu suất hoạt động trong nước.

Được biết, Công ty Woolmark đã từng khởi xướng dự án “Việt Nam trên đường hội nhập” vào tháng 6/2012 với mục tiêu phát triển những chuỗi cưng ứng sản xuất mới cho các sản phẩm len và đã hợp tác cùng 80 doanh nghiệp Việt Nam.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Doanh nghiệp len Úc kỳ vọng thị trường Việt
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO