Doanh nghiệp loay hoay do các quy định thiếu nhất quán

Diendandoanhnghiep.vn Trong bối cảnh hiện nay, doanh nghiệp nhận thức được cần đồng thuận với Chính phủ trong việc chấp hành các quy định phòng chống dịch nhưng lại không thể thực hiện và áp dụng vì gặp rất nhiều trở ngại.

Đó là chia sẻ của luật sư Phạm Hồng Điệp, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Shinec, chủ đầu tư KCN Nam Cầu Kiền khi trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp.

- Ông nói nhiều quy định của pháp luật hiện hành về chống dịch thiếu nhất quán, đồng nhất trong cách thức, phương thức thực hiện. Cụ thể điều này diễn ra như thế nào, thưa ông?

Các văn bản hướng dẫn tạm thời thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh đảm bảo công tác phòng chống dịch được ban hành từ Chính phủ (cấp trung ương) đến các cấp tỉnh, thành quận, huyện, phường, xã đều căn cứ vào Công văn số 6565/BYT-MT ngày 12/08/2021 của Bộ Y Tế về phòng chống dịch COVID-19 tại cơ sở sản xuất. Nhưng điều kiện thực hiện các phương án không phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) của doanh nghiệp, hay nói một cách khác các quy định về phòng chống dịch vượt quá khả năng thực hiện của các doanh nghiệp.

Tiêm vắc xin COVID-19 cho công nhân trong KCN Nam Cầu Kiền, Hải Phòng

Tiêm vắc xin COVID-19 cho người lao động trong KCN Nam Cầu Kiền, Hải Phòng

Điều này thể hiện trước tiên qua tiêu đề của các văn bản hành chính do các địa phương ban hành thì mục tiêu là hướng dẫn tạm thời các phương án SXKD (ưu tiên) đảm bảo công tác phòng chống dịch. Tuy nhiên, theo văn bản của Bộ Y tế chỉ đạo thì thứ tự ưu được đảo ngược lại: Phòng chống dịch là có trước để đảm bảo thực hiện các biện pháp tạm thời hướng dẫn thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh.

Việc này phản ảnh tính không nhất quán, đồng nhất của các quy định giữa cơ quan chuyên ngành và cấp hành chính địa phương trong việc cụ thể hóa các phương thức, cách thức thực hiện để đảm bảo sự tuân thủ thực hiện các quy định phòng chống dịch. Dẫn đến khi thực hiện các chỉ đạo, phương án phục hồi sản xuất kinh doanh lại vướng các quy định khác nhau, cách hiểu khác nhau về chống dịch nên nhiều doanh nghiệp không thể thực hiện được phương án sản xuất kinh doanh trở lại của mình.

- "Giấy đi đường" là một vấn đề thật sự "khủng hoảng" tại nhiều tỉnh thành trong thời gian vừa qua. Ông có bình luận gì về thẩm quyền các cơ quan cấp giấy đi đường?

Yếu tố quan trọng nhất của doanh nghiệp là lao động lại bị điều chỉnh bởi chính các quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội liên quan đến sự di chuyển lao động không thể không chấp hành các quy định về đi đường của lao động trong phạm vi xã, phường, huyện, tỉnh, liên tỉnh của Bộ Giao thông vận tải.

Giấy phép đi đường được cấp ngoài các quy định phòng chống dịch còn bị chi phối bởi tiêu chí đánh giá về nhóm chỉ số về ca mắc mới đưa ra tỷ lệ phần trăm để cấp xã định vùng địa giới hành chính và phân loại: Nguy cơ rất cao (Đỏ), nguy cơ cao (Cam) và vùng Vàng, vùng Xanh dẫn đến việc sự không nhất quán trong việc phân thẩm quyền của các cơ quan cấp giấy đi đường.

Có những trường hợp doanh nghiệp chỉ có một yêu cầu là di chuyển lao động của mình từ nơi lưu trú đến nơi làm việc thì không biết thủ tục bắt đầu từ đâu, đến cơ quan nào, họ có phải là đương nhiên thuộc diện không cần có giấy đi đường hay không khi tham gia giao thông.

- Dường như việc sử dụng công nghệ 4.0 trong việc phòng chống dịch của chúng ta đang rất lộn xộn. Điều này ảnh hưởng như thế nào đến người lao động trong các khu công nghiệp thưa ông?

Công nghệ 4.0 là công cụ quản lý để xác định các tiêu chí của người và phương tiện tham gia giao thông một cách khoa học nhưng đều không mang tính nhất quán, đồng nhất là thực hiện việc cài đặt phục vụ cho việc chứng minh người đó chấp hành các quy định phục vụ cho việc đi lại trong mùa dịch.

Cần nhanh chóng đồng bộ dữ liệu quan trọng như thông tin tiêm vaccine vào ứng dụng PC-COVID

Cần nhanh chóng đồng bộ dữ liệu quan trọng như thông tin tiêm vaccine vào ứng dụng PC-COVID để thuận lợi trong việc di chuyển của người dân

Tuy nhiên, khi thực hiện việc này thì đều không mang tính nhất quán, thống nhất, sử dụng quá nhiều ứng dụng y tế do nhà nước triển khai như: PC-COVID, Sổ sức khỏe điện tử, Y tế TP Hồ Chí Minh, VNEID, Bluezone, COVID-19,…. Hơn nữa, việc đồng bộ dữ liệu quan trọng như thông tin tiêm vaccine để đáp ứng điều kiện di chuyển của nhiều người cũng chưa được cập nhật trên sổ Sức khỏe điện tử nhưng hiện nay đã chuyển sang ứng dụng PC-COVID dù ứng dựng này chưa hoạt động và thông tin quản lý cũng chưa được cập nhật, dẫn đến cản trở việc di chuyển của người dân.

Sự thiếu tính nhất quán, đồng nhất trong việc chỉ đạo thực hiện các biện pháp hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ dẫn đến sự lúng túng của doanh nghiệp, khiến họ luôn trong trạng thái “đứng ngã ba đường”, khó có thể thực hiện được phương án phục hồi sản xuất kinh doanh của mình.

- XIn cảm ơn ông!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Doanh nghiệp loay hoay do các quy định thiếu nhất quán tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711691300 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711691300 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10