Doanh nghiệp Mỹ đầu tư tại Việt Nam (Kỳ 1): Những chỉ dấu đầu tiên

Diendandoanhnghiep.vn Đã gần 30 năm kể từ khi những dấu chân đầu tiên của GE, Pepsico, Coca-Cola, Cargil, 3M,... đặt tại Việt Nam. Đó là những chỉ dấu cho mối quan hệ thương mại tốt đẹp Việt - Mỹ ngày nay.

>>>Kỳ vọng gì từ Hội nghị Cấp cao ASEAN- Hoa Kỳ?

Bước qua quá khứ

Nhận lời mời của Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo các nước ASEAN tham dự Hội nghị Cấp cao đặc biệt kỷ niệm 45 năm quan hệ ASEAN - Hoa Kỳ trong 2 ngày 12 và 13 tháng 5 tại Thủ đô Washington D.C., Mỹ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính trước khi lên đường tới Mỹ dự Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN - Mỹ. Ảnh: VGP

Thủ tướng Phạm Minh Chính trước khi lên đường tới Mỹ dự Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN - Mỹ. Ảnh: VGP

Theo Thông tin Chính phủ, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ ông Nguyễn Quốc Dũng bày tỏ lạc quan về triển vọng hợp tác kinh tế hai nước Việt - Mỹ và tin tưởng rằng chuyến thăm và làm việc của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại đây sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác mới.

Có thể nói, sau gần năm thập kỷ kể từ khi chiến tranh tại Việt Nam kết thúc, mối quan hệ Việt - Mỹ đã có những thay đổi đáng kể. Sự đối đầu đã được thay thế bằng những cái bắt tay để bước qua những chặng đường lịch sử đầy biến động.

Ở thời điểm hiện tại, mối quan hệ Việt - Mỹ được coi như “mặt trời ban trưa”, đang nằm trên một quỹ đạo đi lên, được xác định bởi các lợi ích chung kể từ khi quan hệ ngoại giao giữa hai nước bình thường hóa cách đây hơn một phần tư thế kỷ.

Sau khi bình thường hóa quan hệ vào năm 1995, hai nước đã làm việc gần 5 năm để đàm phán một hiệp định thương mại song phương có hiệu lực vào năm 2001. Thỏa thuận này đã dỡ bỏ nhiều rào cản phi thuế quan đối với thương mại, bao gồm hạn ngạch, lệnh cấm và hạn chế nhập khẩu. Đồng thời giảm thuế quan từ mức trung bình 40% xuống 3% đối với  nhiều loại hàng hóa.

Đặc biệt, Mỹ đã trao cho Việt Nam quy chế thương mại tối huệ quốc có điều kiện, một tiêu chuẩn quan trọng để gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Sau khi Việt Nam gia nhập WTO năm 2007, hai nước đã thiết lập một diễn đàn để thảo luận các cam kết trong WTO và tự do hóa thương mại và đầu tư bổ sung của Việt Nam.

Mối quan hệ Việt - Mỹ được đánh dấu bằng sự trở lại của các doanh nghiệp Mỹ.

Mối quan hệ Việt - Mỹ được đánh dấu bằng sự trở lại của các doanh nghiệp Mỹ.

Tính đến cuối năm 2021, Mỹ là nhà đầu tư lớn thứ 11 của Việt Nam với tổng vốn đầu tư gần 10 tỷ USD, cùng hơn 1000 dự án từ nhiều tập đoàn như: Apple, Intel, Ford, Jabil …

Đầu tư của Mỹ trong 4 tháng đầu năm 2022 chỉ đứng sau các nhà đầu tư đến từ Singapore, Hàn Quốc, Đan Mạch, Trung Quốc, Nhật Bản, Hà Lan…Kết quả thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong 4 tháng đầu năm nay cho thấy dòng vốn của doanh nghiệp và nhà đầu tư từ xứ cờ hoa ngày càng gia tăng vị trí ở Việt Nam.

Cụ thể, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính chung từ trước đến nay, đầu tư từ xứ cờ hoa vào Việt Nam có gần 1.160 dự án với tổng số vốn đăng ký đạt 10,47 tỷ USD, cao thứ 11 trong số 139 quốc gia, vùng lãnh thổ có dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt Nam.

Trong bối cảnh này, không thể không nhắc đến những dấu mốc đầu tiên nhưng cực kỳ quan trọng của các doanh nghiệp Mỹ khi “bước qua lời nguyền” và tìm kiếm động lực tăng trưởng tại thị trường Việt Nam, ngay cả khi chuyện bình thường hóa quan hệ còn chưa được xác lập.

>>>Quan hệ ASEAN- Mỹ (Kỳ I): "Nhất tiễn trúng song điêu"

>>>Thủ tướng Phạm Minh Chính công du Mỹ: Chuyến đi nối liền khoảng cách

Những dấu chân đầu tiên

Quay trở lại năm 1995, khi những doanh nghiệp Mỹ đầu tiên đổ bộ vào Việt Nam, ngay cả trước khi Hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ (BTA) được ký kết. Thời kỳ này, hàng loạt các công ty đa quốc gia của Mỹ đã đến Việt Nam để đặt nền móng đầu tiên cho cơ hội phát triển dài hạn như Pepsico, Coca-Cola, Cargil, 3M, P&G, Kimberly-Clark ...

Nhà máy Intel Việt Nam được đặt tại Khu Công nghệ cao TP Hồ Chí Minh.

Nhà máy Intel Việt Nam được đặt tại Khu Công nghệ cao TP Hồ Chí Minh.

Và khi Việt Nam trở thành thành viên WTO năm 2007, một số tập đoàn lớn của Mỹ đã tiếp tục đầu tư mạnh mẽ, Intel cđã rót 1 tỷ USD vào nhà máy đặt tại khu công nghệ cao tại TP. Hồ Chí Minh. Đây là những đồng vốn đầu tiên, đánh dấu bước chuyển biến dòng vốn đầu tư từ Mỹ, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại.

Sau đó, những năm 2012, Procter & Gamble (P&G) - một công ty có tên tuổi khác của Mỹ cũng đã đầu tư thêm 80 triệu USD để khởi công mở rộng nhà máy Pampers Baby Care tại Bình Dương.

Tiếp đó là các tập đoàn lớn như Chevron, Caterpillar, General Electric (GE) cũng tìm kiếm sự hợp tác và đầu tư ở Việt Nam. Đây tiếp tục là làn sóng đầu tư mới khi mà nhiều tên tuổi lớn đã đổ vốn vào Việt Nam để mở rộng kinh doanh.

Trong số này, GE là một trong những công ty Mỹ đầu tiên thiết lập chi nhánh tại Việt Nam vào năm 1993, ngay cả trước khi Mỹ bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Đến năm 2003, General Electric thành lập Công ty TNHH GE Việt Nam với 100% vốn đầu tư của General Electric hoạt động ở nhiều mảng về dịch vụ hậu mãi thiết bị y tế, thiết bị điện và năng lượng. GE Việt Nam hiện có hơn 1.600 nhân viên và là nhà sản xuất thiết bị điện gió gốc (OEM) duy nhất có nhà máy sản xuất tại Việt Nam.

Còn tiếp...

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Doanh nghiệp Mỹ đầu tư tại Việt Nam (Kỳ 1): Những chỉ dấu đầu tiên tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713573519 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713573519 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10