Doanh nghiệp nhà nước trước sứ mệnh mới

Diendandoanhnghiep.vn Xét cho đến cùng, doanh nghiệp nhà nước (DNNN) cũng chỉ là một công cụ của kinh tế nhà nước.

Công cụ ấy phải phát huy hiệu quả ở những lĩnh vực mà tư nhân và xã hội không đảm đương được hoặc không muốn đảm đương. Có một thực tế là, từ 2016, tức là từ đầu nhiệm kỳ đến nay, các DNNN đều tăng trưởng, từ vốn đến lợi nhuận, nộp ngân sách và cả những “nhiệm vụ chính trị, xã hội khác”. Sức ép từ Chính phủ, từ công luận, nhất là từ công cuộc chống tham nhũng đã khiến các DNNN thận trọng hơn, làm ăn có bài bản hơn bởi họ đang nắm giữ một phần tài sản rất lớn của xã hội. Các nghị quyết, thông tư của Chính phủ và các bộ, ngành khi được công khai hẳn đã trở thành một cơ sở giám sát quan trọng.

Những hệ quả lịch sử

Đương nhiên, không thể giải quyết được tất cả các vấn đề của DNNN trong một sớm một chiều khi DNNN là hệ quả của nền kinh tế kế hoạch hóa, tập trung và định hướng phi thị trường đã được duy trì nhiều thập kỷ. Nhìn ở một góc độ tích cực, bức tranh về DNNN hiện đã có nhiều dấu hiệu sáng sủa. Cái khó hiện nay chính là khi DNNN tham gia vào kinh doanh, thì ngoài sức ì từ bộ máy, triết lý điều hành và phương pháp quản trị, vấn đề lợi nhuận hay công ích vẫn còn có một khoảng mờ hay sự chồng lấn.

Thực tế, DNNN vẫn phải gánh những phần việc mà nếu đặt nó vào lý thuyết kinh doanh, sẽ không có một doanh nghiệp tư nhân nào ham muốn. Đơn cử như việc cung ứng xăng, dầu cho vùng sâu, vùng xa, chi phí vận chuyển đương nhiên rất đắt đỏ. Và nếu không phải là DNNN thì chắc chắn việc vận chuyển xăng, dầu lên vùng sâu, vùng xa sẽ khó có ai đảm nhận. Dĩ nhiên, khi đảm nhận những trách nhiệm xã hội như vậy, lợi nhuận không phải là vấn đề bởi nhà nước đã có những chính sách riêng cho DNNN.

Chính phủ đang đẩy nhanh tiến độ cơ cấu lại Doanh nghiệp nhà nước càng cho thấy DNNN sẽ trở thành lực lượng tinh nhuệ trong nền kinh tế theo đúng phương châm “quý hồ tinh bất quý hồ đa”.

Sự cần thiết của DNNN thực ra không cần phải bàn cãi khi ở bất cứ đâu, không phải lúc nào khu vực kinh tế tư nhân cũng bảo đảm được cho nền kinh tế luôn khỏe mạnh. Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương Nguyễn Đình Cung dù có lúc “bức xúc” với việc tài sản nhà nước, tài sản của dân trong DNNN bị thất thoát, lãng phí cũng phải thừa nhận: “DNNN đã, đang là lực lượng kinh tế chưa thể thay thế trong thời gian tới”.

Bởi ông Cung, cũng như nhiều chuyên gia kinh tế khác đều hiểu rằng: có những lĩnh vực, địa bàn mà tư nhân không muốn và không thể tham gia kinh doanh. Ông Cung lúc nào cũng tha thiết rằng: Chính phủ phải tiếp tục cơ cấu lại DNNN theo các tầng nấc, áp đặt DNNN hoạt động theo kinh tế thị trường; đổi mới quản trị và đẩy nhanh hơn cổ phần hoá, thoái vốn DNNN.

Nhưng, điều ông Cung trăn trở nhất vẫn là việc phải áp đặt được nguyên tắc thị trường cho DNNN. Bởi chỉ có như vậy, thì DNNN mới có thể tự chủ trong kinh doanh, thực hiện đúng quyền đã được Hiến định chung cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Nếu cùng với việc thay đổi quản trị, nhất là về công khai, minh bạch, thì có lẽ quá trình cổ phần hóa cũng sẽ đạt hiệu quả cao hơn.

Và sứ mệnh không thế thiếu

Nhưng nói gì thì nói, từ 12.000 DNNN những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước, đến nay số lượng DNNN với 100% vốn nhà nước chỉ còn khoảng 500 đã là một sự chuyển đổi không hề nhỏ. Nếu theo đúng kế hoạch của Chính phủ, dự kiến đến năm 2020, cả nước chỉ còn khoảng hơn 100 DNNN thì sự chuyển đổi này lại càng lớn.

Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc EVN SPC, ông Nguyễn Văn Hợp (thứ 2 từ trái qua) trao nhà tình nghĩa cho Mẹ Việt Nam anh hùng tại Long An.

Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc EVN SPC, ông Nguyễn Văn Hợp (thứ 2 từ trái qua) trao nhà tình nghĩa cho Mẹ Việt Nam anh hùng tại Long An.

Chỉ thị 01/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác chỉ đạo, đẩy mạnh công tác cơ cấu lại, sắp xếp, đổi mới, cổ phần hóa và thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp có vốn Nhà nước đã cho thấy tính quyết liệt của người đứng đầu và tính cấp thiết của vấn đề. Bởi Thủ tướng đã yêu cầu xác định rõ trách nhiệm cá nhân, tổ chức trong việc để chậm trễ trong công tác cổ phần hóa, thoái vốn, đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán. Việc xác định chế độ trách nhiệm là một nút thắt quan trọng và giải quyết được nút thắt này, thì DNNN mới có cơ hội bứt phá.

Cũng với những chỉ đạo rất sát sao trước đây như “bố trí người làm việc chứ không bố trí người nhà” của Thủ tướng, DNNN chắc chắn sẽ trở thành một thành phần thiết yếu cho đất nước phát triển bền vững. Bởi như đã nói, cho đến nay, DNNN vẫn rất cần thiết trong nhiệm vụ điều tiết nền kinh tế.

Chỉ khi hoàn thành được nhiệm vụ kép của mình, DNNN mới thực sự đáp ứng được kỳ vọng của Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Doanh nghiệp nhà nước trước sứ mệnh mới tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714027803 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714027803 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10