Doanh nghiệp và “trụ đỡ” vượt COVID-19

Bài: NGUYỄN VIỆT - Thiết kế: THUỲ LINH 01/01/2021 11:30

COVID-19 bùng phát đã gây ra hàng loạt các tác động nghiêm trọng khiến doanh nghiệp lao đao... Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp đã thực hiện chiến lược chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo nhằm vượt bão.

VNPT đặt mục tiêu giữ vai trò chủ đạo trong cách mạng số tại Việt Nam.

VNPT đặt mục tiêu giữ vai trò chủ đạo trong cách mạng số tại Việt Nam.

Là doanh nghiệp viễn thông, CNTT hàng đầu Việt Nam, VNPT đặt mục tiêu giữ vai trò chủ đạo trong cách mạng số tại Việt Nam, là đơn vị dẫn dắt trong việc xây dựng chính quyền và nền kinh tế số, trở thành lá cờ đầu trong chuyển đổi số tại Việt Nam và hướng đến phạm vi toàn cầu.

VNPT đã có những bước đột phá mạnh mẽ, áp dụng chuyển đổi số vào quản lý doanh nghiệp cho chính đơn vị mình, đồng thời áp dụng công nghệ IoT, Big Data, BlockChain... tạo ra các sản phẩm dịch vụ số ưu việt, hệ sinh thái số cung cấp cho khách hàng.

Hiện, VNPT là nhà cung cấp các giải pháp số có hệ sinh thái số phong phú trải dài trên tất cả các lĩnh vực: giáo dục, y tế, nông nghiệp, thành phố thông minh… VNPT vinh dự tham gia vào các dự án chuyển đổi số trọng điểm của Chính phủ và các doanh nghiệp.

Chủ tịch HĐQT Phúc Sinh Group Phan Minh Thông chia sẻ, ngay từ khi bước vào con đường kinh doanh hồ tiêu đã xác định, muốn tồn tại thì phải khác biệt, thậm chí phải dám tiên phong.

Chủ tịch HĐQT Phúc Sinh Group Phan Minh Thông chia sẻ, ngay từ khi bước vào con đường kinh doanh hồ tiêu đã xác định, muốn tồn tại thì phải khác biệt, thậm chí phải dám tiên phong.

Phúc Sinh là một doanh nghiệp xuất khẩu nông sản lớn tại Việt Nam. Hiện, doanh nghiệp này đã hiện diện thành công tại nhiều quốc gia, sở hữu cơ sở hạ tầng hoàn thiện, hiện đại, gồm 6 nhà máy tại phía Nam và phía Bắc, cùng mạng lưới đại lý, đối tác trong chuỗi cung ứng phân phối thực phẩm chế biến sâu, tập trung trong hai mặt hàng cà phê và hồ tiêu với hơn 50 nhãn hiệu sản phẩm thuộc nhãn hàng KCoffee và KPepper đạt các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế UTZ, RFA, KOSHER, HALAL,… Phúc Sinh Group xác định chuyển số là ưu tiên hàng đầu của Tập đoàn trong chiến lược đột phá kinh doanh để phù hợp với bối cảnh, xu thế mới.


Vietcombank phải đổi mới một cách đồng bộ để phù hợp với xu thế được xem là một “cuộc cách mạng” về hoạt động khoa học và công nghệ.

 Vietcombank phải đổi mới một cách đồng bộ để phù hợp với xu thế được xem là một “cuộc cách mạng” về hoạt động khoa học và công nghệ.

Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 với sức ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu đã và đang tác động mạnh mẽ đến tất cả các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội, trong đó có ngành ngân hàng.

Trong xu thế đó, ngành ngân hàng hiện đang đứng trước sự chuyển đổi mạnh từ mô hình kinh doanh truyền thống sang mô hình “ngân hàng số”. Bởi vậy, giữa các ngân hàng thương mại hiện nay không chỉ có cuộc cạnh tranh về sản phẩm, lãi suất... mà còn tồn tại cuộc đua khốc liệt hơn mang tên “công nghệ số”.

Vietcombank phải đổi mới một cách đồng bộ để phù hợp với xu thế được xem là một “cuộc cách mạng” về hoạt động khoa học và công nghệ.


mục tiêu của DHL là đứng số 1 về logistics trên thị trường Việt Nam.

 Mục tiêu của DHL là đứng số 1 về logistics trên thị trường Việt Nam.

Với mục tiêu của DHL là đứng số 1 về logistics trên thị trường Việt Nam, việc đầu tiên của doanh nghiệp là áp dụng công nghệ vào quản trị và phần mềm.

Nếu trước kia đơn vị này dùng 1 hệ thống kế toán và 1 hệ thống quản lý vận hành, thì hiện nay đã hợp nhất với nhau. Bất kỳ cuộc họp nào đều dựa vào số liệu online trên hệ thống, từ đó tiết kiệm được thời gian trong việc báo cáo.

Trong thời điểm khủng hoảng, DHL đã mạnh dạn đầu tư để xây dựng mạng lưới vận tải hàng không, và có lẽ quan trọng hơn là có đội ngũ nhân viên tận tâm, chuyên nghiệp và thực sự có hiệu quả.


Nếu như 10 năm trước đây, để sản xuất 10.000 cọc sợi phải cần trên 110 lao động thì nay không ít doanh nghiệp Việt chỉ cần từ 25 - 30 lao động.

Nếu như 10 năm trước đây, để sản xuất 10.000 cọc sợi phải cần trên 110 lao động thì nay không ít doanh nghiệp Việt chỉ cần từ 25 - 30 lao động.

Nhờ đổi mới công nghệ, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã cải thiện được năng suất, chất lượng và đáp ứng nhu cầu thị trường khó tính. Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) Lê Tiến Trường cho biết, hiện các doanh nghiệp dệt may đã bắt nhịp khá tốt với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Ngành dệt may có 3 lĩnh vực chính là sợi, dệt nhuộm, may mặc; trong đó, ngành sợi và dệt nhuộm đã ứng dụng tự động hóa cũng như công nghệ thông tin hiệu quả trong thời gian qua. Nếu như 10 năm trước đây, để sản xuất 10.000 cọc sợi phải cần trên 110 lao động thì nay không ít doanh nghiệp Việt chỉ cần từ 25 - 30 lao động, giảm gần 4 lần so với trước.


thị trường dược phẩm Việt Nam ước tính trị giá 6 tỷ USD với 65.500 cơ sở kinh doanh dược.

Sản phẩm của công ty được chọn vì có độ nhạy, chính xác, dễ sử dụng, cho ra kết quả nhanh và giá thành thấp hơn sản phẩm ngoại nhập.

Công ty dược Sohaco tiên phong ứng dụng công nghệ trong quản trị hệ thống, sản xuất kinh doanh từ thập niên 90 nhằm hướng tới phát triển bền vững. Ông Nguyễn Tiến Nam - Tổng giám đốc Sohaco cho biết, doanh nghiệp xác định chuyển đổi số là con đường đầu tư lâu dài, cần nhiều quyết tâm của ban lãnh đạo và đội ngũ nhân viên trước khi thu được những "trái ngọt".

Theo ông Nam, thị trường dược phẩm Việt Nam ước tính trị giá 6 tỷ USD với 65.500 cơ sở kinh doanh dược. Thị trường đang đối mặt với nhiều cơ hội cũng như thách thức đến từ sự thay đổi trong thời đại số và hành vi của khách hàng.

Công ty dược Sohaco tiên phong ứng dụng công nghệ trong quản trị hệ thống, sản xuất kinh doanh từ thập niên 90 nhằm hướng tới phát triển bền vững. Ông Nguyễn Tiến Nam - Tổng giám đốc Sohaco cho biết, doanh nghiệp xác định chuyển đổi số là con đường đầu tư lâu dài, cần nhiều quyết tâm của ban lãnh đạo và đội ngũ nhân viên trước khi thu được những "trái ngọt".

Theo ông Nam, thị trường dược phẩm Việt Nam ước tính trị giá 6 tỷ USD với 65.500 cơ sở kinh doanh dược. Thị trường đang đối mặt với nhiều cơ hội cũng như thách thức đến từ sự thay đổi trong thời đại số và hành vi của khách hàng.

Bộ kít phát hiện SARS-CoV-2 do Học viện Quân y phối hợp với Công ty CP công nghệ Việt Á nghiên cứu và sản xuất.

Bộ kít phát hiện SARS-CoV-2 do Học viện Quân y phối hợp với Công ty CP công nghệ Việt Á nghiên cứu và sản xuất.

Việt Á, công ty có quy mô nhỏ ở Bình Dương trước đó rất ít người ngoài ngành biết tới bất ngờ trở thành cái tên nóng, giành được mối quan tâm lớn khi trở thành đơn vị duy nhất được cấp phép sản xuất bộ sinh phẩm xét nghiệm COVID-19.

Sản phẩm của công ty được chọn vì có độ nhạy, chính xác, dễ sử dụng, cho ra kết quả nhanh và giá thành thấp hơn sản phẩm ngoại nhập.

Anh Phan Quốc Việt cùng với Việt Á trở thành một trong số hàng chục ngàn người hùng thầm lặng trong cuộc chiến chống COVID-19 của Việt Nam.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đánh giá bộ kít LightPower iVA SARS-CoV-2 1st RT-rPCR kít do công ty Việt Á sản xuất theo Quy trình Danh sách sử dụng khẩn cấp (EUL) và cấp mã số EUL 0524-210-00.


Nhân viên kiểm dịch thực vật Mỹ kiểm tra trái cây tươi tại nhà máy chiếu xạ Sơn Sơn trước đây - Ảnh: Theo NLĐ

Nhân viên kiểm dịch thực vật Mỹ kiểm tra trái cây tươi tại nhà máy chiếu xạ Sơn Sơn trước đây - Ảnh: Theo NLĐ

Công ty Vina T&T Group là doanh nghiệp đầu tiên đưa trái thanh long vào thị trường Mỹ và 50% thị phần trái dừa của thị trường này. Ảnh hưởng của dịch bệnh là điều không tránh khỏi, nhưng trong bối cảnh đó, doanh nghiệp đã có những sáng kiến để thích nghi, như ngoài xuất khẩu trái cây tươi sang Mỹ, Australia, EU, Công ty cũng đã triển khai cấp đông thêm một số sản phẩm trái cây tươi để xuất khẩu thuận tiện, tiếp cận thêm nhiều khách hàng hơn. Đó là câu trả lời cho việc xuất khẩu trái cây tươi và hàng đông lạnh sang Mỹ, Canada và Australia tăng mạnh.


Hiện nay 50% nhân sự Công ty Du lịch Việt chuyển qua làm khẩu trang y tế. Ảnh: TU

Đại dịch COVID-19 ập đến khiến doanh nghiệp điêu đứng, xoay chuyển 100% vì trước nay đều kiếm tiền nhờ đưa du khách Việt đi du lịch nước ngoài. Nhưng không đứng yên, lấy công ty Ecom Net thành lập từ trước để chuyển sang sản xuất khẩu trang, đồ bảo hộ…Đến nay đã có hơn 362 đơn vị, bệnh viện tại Mỹ dùng khẩu trang "Made in Vietnam" do công ty sản xuất, nhiều hợp đồng kéo dài 3-5 năm, tạo công ăn việc làm cho hơn 800 nhân sự, nhiều người vốn là hướng dẫn viên du lịch, phục vụ nhà hàng - khách sạn…

Nổi bật
Mới nhất
Doanh nghiệp và “trụ đỡ” vượt COVID-19
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO