Doanh nghiệp Việt "không làm nổi ốc vít" đã trở thành dĩ vãng

Diendandoanhnghiep.vn Câu nói “Doanh nghiệp Việt Nam không làm nổi cái ốc vít” đã trở thành dĩ vãng. Trí tuệ Việt đủ năng lực làm được các công nghệ hàng đầu thế giới hiện nay.

Phó Chủ tịch Tập đoàn Vingroup Lê Thị Thu Thủy khẳng định tại một diễn đàn vừa được tổ chức gần đây. Theo bà Thủy, VinSmart, một công ty sản xuất và phân phối các thiết bị viễn thông thuộc Vingroup, đã nhận được đơn đặt hàng lớn cho thế hệ điện thoại 5G mới nhất từ Mỹ.

các doanh nghiệp Việt sẵn sàng đầu tư mạnh mẽ cho công nghệ hiện đại.

Các doanh nghiệp Việt sẵn sàng đầu tư mạnh mẽ cho công nghệ hiện đại.

Đơn hàng này cho thấy công ty đáp ứng được các tiêu chuẩn rất khắt khe từ thị trường Mỹ, cũng như khả năng làm chủ công nghệ của các kỹ sư Việt Nam.

Vấn đề là sản lượng và nhu cầu

Đồng quan điểm, ông Phạm Hoàng Hải, Giám đốc Công ty TNHH Kỹ thuật Nam Hải tự tin cho biết, câu nói Việt Nam không thể sản xuất nổi con ốc vít đã không còn chính xác. Thực tế các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của Việt âm đã làm được rất nhiều. “Vấn đề là sản lượng, nhu cầu thị trường có đủ lớn để họ sản xuất hay không”, ông Hải bày tỏ.

Bà Lã Thị Lan, Tổng giám đốc Tập đoàn Tiến Lộc, nguyên Chủ tịch Hội Cơ khí TP.HCM cũng bác bỏ chuyện doanh nghiệp Việt không thể làm nổi ốc vít. “Ốc vít chỉ là phần nhỏ trong câu chuyện sản xuất nhưng nó cũng nói lên bức tranh toàn cảnh đầu tư công nghệ cao của các công ty Việt. Đó là bài toán luẩn quẩn con gà hay quả trứng có trước”, bà Lan nói.

Bà Lan cho rằng, nhiều công nghệ đòi hỏi độ chính xác rất cao song các doanh nghiệp Việt chưa dám đầu tư. Vì nếu bỏ ra số tiền lớn để đầu tư nhưng không biết bán cho ai thì không doanh nghiệp nào dám làm. Nói cách khác, họ chờ có khách đặt thì mới dám làm. 

“Đây cũng là một trong những lý do một số tập đoàn lớn nước ngoài chưa hợp tác với các nhà cung cấp Việt. Mặt khác, một số tập đoàn nước ngoài khi vào Việt Nam đã có sẵn các nhà cung cấp, vì vậy không hợp tác với nhà cung cấp trong nước”, bà Lan giải thích.

Thực tế cho thấy, hiện nay các công ty Việt Nam không chỉ tự tin cạnh tranh trên sân nhà mà còn có thể mang những sản phẩm “Make in Vietnam” ra cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Đơn cử, Công ty cổ phần BKAV đã xuất khẩu camera ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) sang Mỹ. Hay VinFast đã tung ra hàng loạt mẫu ô tô điện dành cho xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Viettel cũng đã làm chủ hạ tầng phát sóng 5G…

Để có được thành công này, các doanh nghiệp Việt sẵn sàng đầu tư mạnh mẽ cho công nghệ hiện đại và dám chấp nhận các rủi ro.

Sự tự tin đã được củng cố

Bà Lê Thị Thu Thủy dẫn chứng, chỉ sau 18 tháng gia nhập thị trường ô tô, VinFast đã đạt doanh số hơn 41.000 xe. Trong thời gian qua, hãng đã có nhiều bước đi quan trọng nhằm đón bắt các xu hướng mới và từng bước tự chủ công nghệ, tham gia sâu hơn vào ngành công nghiệp ô tô toàn cầu.

“Binh đoàn” Robot tại nhà máy ô tô VinFast.

“Binh đoàn” Robot tại nhà máy ô tô VinFast.

“Chúng tôi cũng hợp tác với những nhà sản xuất hàng đầu trên thế giới để học hỏi và làm chủ hoàn toàn công nghệ. Giờ đây chúng tôi đã bắt đầu hướng đến sản xuất mẫu xe ô tô thông minh, bao gồm cả xe động cơ nổ thông thường và xe điện. Trong đó có hai mẫu ô tô điện thông minh sẽ được bán trên thị trường quốc tế trong năm 2021-2022”, bà Thủy cho hay.

Phát biểu của đại diện một số doanh nghiệp là một tín hiệu tốt, cho thấy sự tự tin rất cao của doanh nghiệp Việt. Có thể khẳng định rằng, doanh nghiệp Việt đã tiến thêm một bước khi cách đây chừng 6-7 năm, nhiều doanh nghiệp Việt tham dự buổi tiếp xúc và công bố các điều kiện để trở thành nhà cung cấp linh kiện cho Samsung đã phải thừa nhận rằng không thể đáp ứng yêu cầu của Samsung, dù chỉ là sản xuất ốc vít. Thời điểm đó, sự thừa nhận này đã trở thành một câu chuyện buồn về ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam.

Sự tự tin của doanh nghiệp Việt đã được củng cố trong những năm qua, nhưng để biết sự tự tin ấy có đi cùng với năng lực thực tế của doanh nghiệp hay không cần có sự kiểm tra, đánh giá.

Một tin vui mới đây là Foxconn, đối tác của gã công nghệ khổng lồ Apple (Mỹ), đã chính thức đầu tư một nhà máy hoành tráng tại tỉnh Bắc Giang. Nhà máy này có tổng vốn đầu tư 270 triệu USD, mỗi năm sản xuất khoảng 8 triệu máy tính bảng và máy tính xách tay. 

Đây là động lực thu hút thêm nhiều dự án công nghệ khác tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng xuất khẩu và thu ngân sách cho tỉnh Bắc Giang nói riêng cũng như đất nước nói chung.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Doanh nghiệp Việt "không làm nổi ốc vít" đã trở thành dĩ vãng tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711711299 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711711299 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10