Doanh nghiệp với trách nhiệm hành chính công

BÙI PHÚ THỰC HIỆN 06/10/2020 22:11

Mỗi cá nhân, tổ chức bằng cách này hay cách khác đều có thể thúc đẩy quá trình hoàn thiện hành lang pháp lí trong việc thực thi công vụ, dịch vụ công.

Từ việc Công ty TNHH Người Thành Thị bỏ ra 5 năm trời theo đuổi vụ kiện hành chính đòi bồi thường 100.000 đồng đối với Tổ Quản lý trật tự đô thị phường Bến Nghé (quận 1, TP.HCM), Diễn đàn Doanh nghiệp đã phỏng vấn bà Trần Thị Quốc Khánh, Ủy viên thường trực Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường của Quốc hội – người đề xuất xây dựng Luật Hành chính công và Luật Dịch vụ công.

- Bà đánh giá thế nào về sự cấp bách trong việc hoàn thiện hành lang pháp lí đối với hoạt động hành chính công, khi mà cuộc cách mạng 4.0 đã và đang là xu hướng tất yếu tác động mạnh mẽ đến quản lý, quản trị công, cung ứng dịch vụ công quốc gia?

Nhu cầu xây dựng luật hành chính công thực ra đã có từ lâu. Đặc biệt, Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 cũng nêu: “Chuyển đổi một số nhiệm vụ và dịch vụ hành chính công mà nhà nước không nhất thiết thực hiện cho doanh nghiệp…”.

Trong khi đó, Quốc hội vẫn chưa có Luật về dịch vụ công, mà mới chỉ quy định khái niệm dịch vụ công trong Luật đấu thầu. Trong khi dịch vụ công bao gồm dịch vụ hành chính công, dịch vụ sự nghiệp công và dịch vụ công ích, thì Luật Đấu thầu chỉ thiên về dịch vụ công ích và dịch vụ sự nghiệp công, thiếu hẳn về dịch vụ hành chính công.

Điều này gây nên các hạn chế như nhận thức của lãnh đạo, cán bộ bộ ngành về dịch vụ công khác nhau, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước còn hạn chế, đồng thời nó tạo ra các lỗ hổng pháp lý giữa quy định sử dụng vốn đầu tư công hay các hợp đồng đối tác công - tư. Thiếu Luật Hành chính công, Dịch vụ công đang là một trong những nguyên nhân khiến cơ chế xin – cho tồn tại mạnh mẽ do thiếu minh bạch giữa các đơn vị. Hệ quả là tạo ra điểm nghẽn kéo lùi sự phát triển của kinh tế - xã hội.

 Vị trí nhân viên giao cà phê của Công ty TNHH Người Thành Thị bị lập biên bản vi phạm hành chính.p/Ảnh: T.N

Vị trí nhân viên giao cà phê của Công ty TNHH Người Thành Thị bị lập biên bản vi phạm hành chính. Ảnh: T.N

- Trong khi chưa có các luật trên, trách nhiệm của các cơ quan xây dựng chính sách, cơ quan thực thi liên quan cần phải làm những gì để tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính; góp phần xây dựng nền hành chính phục vụ, hiện đại, công khai, minh bạch?

Trước hết, cán bộ hành chính phải chấp hành nghiêm trách nhiệm của nền hành chính công công khai, minh bạch. Các văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan cũng phải hướng đến tạo sự minh bạch, công bằng giữa các đối tượng thực thi công vụ và thụ hưởng dịch vụ công.

Việc Giám đốc Công ty TNHH Người Thành Thị bỏ ra 5 năm theo đuổi một vụ kiện hành chính đòi bồi thường 100.000 đồng về mặt giá trị rõ ràng là không tương xứng với công sức. Điều này thể hiện trách nhiệm và sự đóng góp của doanh nghiệp với công cuộc lập pháp và hành pháp hôm nay.

- Vậy làm sao để tăng cường cơ chế giám sát của cá nhân, tổ chức đối với hoạt động hành chính công?

Trước khi yêu cầu cán bộ, công chức thay đổi, cung ứng dịch vụ công một cách công khai, minh bạch mà không phải có các khoản “bôi trơn”, “lót tay” thì chính người dân phải thay đổi nhận thức của mình, không chấp nhận để những hành vi trên được tồn tại.

Tại các nước có nền kinh tế thị trường, từ những năm 80 của thế kỷ trước, mục tiêu cải cách được xác định rõ ràng là chuyển phần lớn nhiệm vụ quản lý xã hội của chính phủ sang tư nhân và xã hội hóa dịch vụ công. Ở Việt Nam hiện nay, hệ thống pháp luật về dịch vụ công chưa được quan tâm nghiên cứu một cách đúng mức. Mỗi cá nhân, tổ chức trong khả năng của mình đều có thể đóng góp xây dựng nên một nền hành chính công hiện đại, chuyên nghiệp và có trách nhiệm như trường hợp của doanh nghiệp trên.

- Xin cảm ơn bà! 

Bà Nguyễ̃n Thị Kim Thú́y - Đại biể̉u Qh TP Đà̀ Nẵ̃ng:

Tình trạng cấp trên "ôm đồ̀m", cấp dưới "đẩy việc" lên cấp trên, việc gì cũng xin phép, dẫn đến quá tải ở Trung ương, cấ́p dưới bị động, ỷ lại, cơ chế xin cho bị lạm dụng, cơ chế trách nhiệm không rõ ràng, và cuối cùng công việc của dân, của nước bị ách tắc... Đạo đức công vụ của một bộ phận công chức còn hạn chế, chưa ý thức rằng mình là công bộc của dân, nguyên nhân công chức vô cảm, quan liêu, hách dịch là do họ ít phụ thuộc vào dân, từ tuyển dụng, bổ nhiệm, nâng lương đều không phụ thuộc vào dân mà chỉ phụ thuộc vào cấp trên. Ph̀ần lớn công chức không thạo việc (dù bằng cấp rất đầy đủ). Tình trạng phân cấp phân nhiệm thiếu triệt để, rõ ràng dẫn tới cấ́p trên phải làm thay cấp dưới... đo đó cần làm rõ trách nhiệm của từng bộ phận trong bộ máy.

Ông Trần Văn Lâm - Đại biểu QH Tỉnh Bắc Giang:

Mặc dù quy định về tổ chức bộ máy ở địa phương là rất cụ thể, chi tiết với yêu cầu rất ngặt nghèo là chấp hành, nhưng không gắn với yêu cầu cuối cùng là nâng cao trách nhiệm, hiệu quả quản lý, thực thi nhiệm vụ. Vì thế, khi những khó khăn, phức tạp, yếu kém, buông lỏng quản lý nảy sinh thì chúng ta lại đùn đẩy trách nhiệm cho nhau, có chỗ đổ thừa cho quy định cấp trên. Tức là, chúng ta chưa thực sự gắn được trách nhiệm của chính quyền địa phương với việc đổi mới tổ chức, nâng cao hiệu quả quản lý của bộ máy hành chính cấp tỉnh và cấp Trung ương...

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Doanh nghiệp với trách nhiệm hành chính công
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO