Đó là khẳng định của ông Phạm Bắc Bình - Chủ tịch Hiệp hội DNNVV TP Đà Nẵng tại Chương trình kết nối doanh nghiệp toàn quốc lần thứ II năm 2022 tổ chức tại Đà Nẵng.
>>16 tỉnh thành tham gia kết nối giao thương khu vực miền Trung – Tây Nguyên
Với chủ đề “Hợp tác và Đầu tư”, chương trình kết nối doanh nghiệp toàn quốc lần thứ II năm 2022 do Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) TP Đà Nẵng phối hợp cùng Văn phòng đại diện Hiệp hội DNNVV Việt Nam tổ chức đã thu hút hơn 500 doanh nghiệp đại biểu tham dự.
Phát biểu tại chương trình, ông Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp Hội DNNVV Việt Nam cho rằng: “Việc hợp tác, kết nối, liên kết trong phát triển kinh tế để đẩy mạnh đầu tư, phát triển sản xuất - kinh doanh dịch vụ là xu thế tất yếu và cần sự chung tay, vào cuộc mạnh mẽ của doanh nghiệp DNNVV nói riêng và cộng đồng doanh nghiệp nói chung. Thông qua các hoạt động trên, các doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội gặp gỡ, giao thương, liên kết đầu tư cụ thể, rõ ràng hơn...”
Đây là chương trình nằm trong chuỗi sự kiện "Kết nối doanh nghiệp toàn quốc lần thứ II tại Đà Nẵng", nhằm tăng cường hợp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp trong toàn quốc với doanh nghiệp của Đà Nẵng để đầu tư vào Đà Nẵng.
Theo ông Phạm Bắc Bình - Chủ tịch Hiệp hội DNNVV TP Đà Nẵng nhấn mạnh: “Các DNNVV cần liên kết hợp tác theo mô hình cụm, nhóm doanh nghiệp có ngành nghề chung hoặc ngành nghề bổ trợ cho nhau nhằm tăng khả năng tham gia chuỗi cung ứng và tăng cường năng lực cho doanh nghiệp”.
Cũng theo Chủ tịch Hiệp hội DNNVV TP Đà Nẵng, các doanh nghiệp có thể liên kết hợp tác cam kết ưu tiên sử dụng dịch vụ, tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa của nhau; giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn và góp phần đẩy mạnh cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam.
Ông Bình cũng chỉ ra hạn chế của các DNNVV tuy số lượng lớn nhưng quy mô rất nhỏ, lao động chủ yếu là phổ thông, công nghệ lạc hậu, vốn mỏng, thị trường manh mún, năng suất lao động và chất lượng sản phẩm thấp, dẫn đến năng lực cạnh tranh cũng như hiệu quả kinh doanh thấp. Bên cạnh đó, tính liên kết, liên doanh hợp tác, hỗ trợ bảo vệ nhau của các doanh nghiệp cũng rất yếu.
Vì vậy, ông Bình cho rằng, các DNNVV cần phải có sự kết nối chặt chẽ, liên kết hợp tác với nhau để cùng phát triển, mở rộng thị trường, tạo sức mạnh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh để hội nhập kinh tế quốc tế.
“Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là yếu tố đóng vai trò quyết định. Có nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thì mới nâng cao được năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và sản phẩm; người lao động có việc làm, thu nhập; tình hình kinh tế - xã hội đất nước ổn định và phát triển”, ông Bình nhấn mạnh.
Thống kê tại chương trình nêu rõ, hiện nay cả nước có khoảng 800.000 doanh nghiệp, trong đó các DNNVV chiếm trên 97% nhưng DNNVV đã tạo việc làm, cải thiện đời sống, bảo đảm an sinh xã hội, đóng góp ngày càng lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương nói riêng và cả nước nói chung.
Có thể bạn quan tâm
02/08: Hội thảo "Bảo hội và quản lý tài sản sở hữu trí thuệ cho doanh nghiệp Việt Nam trong thời đại công nghiệp 4.0"
09:32, 24/07/2022
DOANH NGHIỆP CUỐI TUẦN: Dịch vụ ưu tiên làm thủ tục hàng không - có cũng khó lãi
04:00, 24/07/2022
Tạo nền tảng cho thương mại hiện đại: Quy định làm khó doanh nghiệp
03:50, 24/07/2022