Độc lập tài chính và về hưu sớm ở Việt Nam, tại sao không?

Diendandoanhnghiep.vn Dù bối cảnh, môi trường sống và thị trường khác biệt với các quốc gia phát triển, nơi phong trào độc lập tài chính và nghỉ hưu sớm (FIRE) đang phổ biến, Việt Nam vẫn có thể học hỏi mô hình này...

Hiểu đúng về FIRE

Tại các quốc gia như Mỹ và châu Âu đã phát triển mạnh mẽ một trào lưu mang tên FIRE (Financial Independence & Retire Early) - Độc lập tài chính và Về hưu sớm, từ những năm 1992. Đến nay, trào lưu này vẫn đang lan toả rộng rãi, với tiềm năng to lớn khi thị trường tài chính nở rộ và bắt đầu được giới trẻ quan tâm, nghiên cứu.

Trào lưu độc lập tài chính và nghỉ hưu sớm hiện đang lan toả rộng rãi, với tiềm năng to lớn khi thị trường tài chính nở rộ và bắt đầu được giới trẻ quan tâm (ảnh: Internet)

Trào lưu độc lập tài chính và nghỉ hưu sớm hiện đang lan toả rộng rãi, với tiềm năng to lớn khi thị trường tài chính nở rộ và bắt đầu được giới trẻ quan tâm (ảnh: Internet)

Theo đó, FIRE là một trào lưu sống hướng tới mục tiêu làm chủ hoàn toàn về tài chính. Người theo đuổi mục tiêu này thực hiện cách tiết kiệm và đầu tư 50-70% thu nhập, cho đến khi số tiền có được, dù là tiền mặt hoặc tiền trong quỹ đầu tư tương đương khoảng 25 lần số tiền tiêu dùng trong một năm. Và nếu hàng năm rút ra khoảng 4% số tiền đầu tư để sống, thì khối tài sản cũng không vơi đi quá nhiều, thậm chí vẫn tiếp tục sinh lãi cho những năm tiếp theo.

Tuy nhiên, theo một chuyên gia tài chính đánh giá, FIRE không dành cho tất cả mọi người, không tuyệt đối hoàn hảo và mỗi người phải tự tìm ra con đường riêng để đến được mục tiêu của mình. Hiện nay, có rất nhiều cách quản lý tài chính, làm giàu, kinh doanh, đầu tư, tạo nguồn thu nhập thụ động,… bởi vậy, rất khó để so sánh FIRE với các cách tiếp cận tài chính khác, nếu không đặt nó vào trong một tham chiếu cụ thể. Trong đó, nếu đặt tất cả các cách tiếp cận tài chính vào cùng một tham chiếu với cấp độ thấp nhất là “ổn định tài chính” và cấp độ cao nhất là “làm giàu”, thì FIRE sẽ là khoảng ở giữa.

Thứ nhất, ở mục tiêu ổn định tài chính, là sử dụng phương pháp tập trung xây dựng một quá trình “chậm mà chắc” để một người bình thường có được tự chủ tài chính, với mức độ rủi ro thấp, xây dựng nền tảng tài chính một cách từ từ và đến độ tuổi nghỉ hưu, trung bình từ 55-60 tuổi mới có thể đạt được độc lập tài chính.

Thứ hai, với mục tiêu làm giàu, người thực hiện cần xây dựng nền tảng tài chính vững mạnh, vận động nguồn vốn để đầu tư lớn, làm chủ kinh doanh,... nhưng có nhiều rủi ro, cùng các yếu tố về may mắn, tài năng,... tác động.

Thứ ba, đối với phương pháp FIRE, người thực hiện sẽ có xuất phát từ “ổn định tài chính” trong một khoảng thời gian, sau đó nối tiếp với phương pháp “làm giàu” để tiếp tục mục tiêu trở nên giàu có. Tuy nhiên, đây không phải mục đích lớn nhất của FIRE.

Điểm khác biệt lớn nhất của FIRE so với các cách tiếp cận tài chính khác là nó tạo ra mô hình cụ thể cho những người bình thường đạt được độc lập tài chính một cách chắc chắn, trong khoảng thời gian tương đối ngắn, từ 5 - 15 năm, tùy theo mức thu nhập và khả năng tiết kiệm, mà không cần phải đặt cược lấy rủi ro cao hay làm chủ doanh nghiệp với trách nhiệm lãnh đạo lớn”, vị chuyên gia phân tích.

Như vậy có thể thấy, điểm đặc biệt nhất của FIRE là đầu tư dài hạn, không rút tiền ra khỏi tài khoản đầu tư, mà để sinh lãi kép trong nhiều năm cho đến khi đạt đến ổn định tài chính (FI) thì mới rút 4%/năm để tiêu dùng. Điều này cho phép đầu tư được ổn định, kể cả trong giai đoạn thị trường đi xuống thì tổng lợi tức vẫn không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, đầu tư 50-70% thu nhập là quá mạo hiểm và có những suy nghĩ ngược lại, cần đầu tư cao hơn để nhanh đạt hiệu quả. Song, quy luật chung ở tất cả các phương pháp tài chính và hình thức đầu tư, không chỉ riêng FIRE luôn tiềm ẩn rủi ro nhất định.

Có phù hợp tại Việt Nam?

Câu hỏi đặt ra là, với bối cảnh, môi trường sống cũng như thị trường Việt Nam,  hoàn toàn khác biệt với các quốc gia phát triển, nơi phong trào độc lập tài chính và nghỉ hưu sớm đang rất phổ biến, FIRE có phù hợp tại hay không? Đồng thời, khi đã tự do tài chính, thì mọi người có quyết định nghỉ hưu và không làm việc nữa không?

Sự nở rộ của thị trường tài chính và Internet đã mang đến nhiều công cụ đầu tư và sản phẩm tài chính cho mọi người tiếp cận (ảnh: Internet)

Sự nở rộ của thị trường tài chính và Internet đã mang đến nhiều công cụ đầu tư và sản phẩm tài chính cho mọi người tiếp cận (ảnh: Internet)

Về vấn đề này, theo chia sẻ của ông Nguyễn Minh Tuấn, CEO AFA Capital cho rằng, phong trào FIRE không chỉ toàn màu hồng, khi áp dụng phương pháp này vào cuộc sống sẽ nhận thấy có rất nhiều bất cập, phải kể đến như:

Thứ nhất, tỷ lệ tiết kiệm quá cao, trong thời gian quá dài, dẫn đến việc tuân thủ và tính kỷ luật của mọi người khi thực hiện phương pháp, có thể ở một thời điểm nào đó sẽ không áp dụng được.

Thứ hai, khi quá đề cao việc tiết kiệm, sẽ dẫn đến lối sống có khuynh hướng kham khổ, tối giản.

Thứ ba, khi xây dựng gia đình sẽ phải thuyết phục người bạn đời cùng theo lối sống như vậy, bởi vì một cá nhân sẽ rất đơn giản so với cuộc sống của cả gia đình.

Chính vì vậy, phương pháp này xuất phát từ cách đây hơn 30 năm, khi đó, thị trường tài chính, các công cụ đầu tư tài chính, cũng như Internet chưa phát triển, cho nên, việc tiếp cận vào đầu tư của mọi người với các sản phẩm tài chính chưa được phổ biến, dân chủ hóa, bình dân hóa, giản tiện hóa như hiện nay. Bên cạnh đó, vấn đề đầu tư không được coi trọng một cách đúng mức, dẫn đến việc mọi người chưa tính đến yếu tố đầu tư trong quá trình tiết kiệm, cũng là một giải pháp cần xem xét khi áp dụng FIRE  trong thực tế”, ông Tuấn phân tích.

Như vậy, ý tưởng của FIRE thực sự phá cách và vĩ mô, thậm chí đã nâng tầm quản lý tài chính cá nhân lên mức cao điểm. Có nhiều người đã và đang thành công với FIRE, kể cả trong giai đoạn hiện nay khi kinh tế khủng hoảng vì đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, điều đó không chứng tỏ nó phù hợp với tất cả mọi người, vì không phải ai cũng có thể đầu tư 50-70% thu nhập, ngay cả những người có thu nhập cao, đồng thời đòi hỏi khả năng tiết kiệm, hy sinh rất lớn. Mặt khác, con số 4% rút tiền hàng năm không chắc chắn đảm bảo về hưu lâu dài, trong khi yếu tố về lạm phát hay mất giá của đồng tiền là vấn đề hoàn toàn có thể xảy ra trong tương lai.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Độc lập tài chính và về hưu sớm ở Việt Nam, tại sao không? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713537511 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713537511 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10