Đôi lời về câu chuyện sách giáo khoa lớp 1 mới

Diendandoanhnghiep.vn Không chỉ các phụ huynh cảm thấy vất vả mà trò khổ, cô cũng khổ. Đó là tâm trạng của nhiều giáo viên, phụ huynh khi nói về chương trình Sách giáo khoa (SGK) lớp 1 mới.

Sách giáo khoa

Bài tập đọc "Cua, cò và đàn cá" trong sách Tiếng Việt lớp 1 mới.

Mới đây, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Phùng Xuân Nhạ đề nghị Hội đồng thẩm định phải chỉ đạo kiểm tra, làm rõ và có phương án xử lý phù hợp liên quan tới những phản ánh dữ dội của dư luận trong những ngày qua về SGK Tiếng Việt lớp 1. Báo cáo của Hội đồng thẩm định gửi về Bộ GD-ĐT trước ngày 17/10.

Không “nuốt” nổi vì “sạn”

Chương trình lớp 1 theo Chương trình giáo dục phổ thông mới bắt đầu triển khai từ năm học 2020-2021 được thiết kế với 420 tiết trong năm học.  Thay vì chỉ có một bộ sách như trước, chương trình mới cho phép các trường chọn lựa 5 bộ sách gồm: Chân trời sáng tạo, Cánh diều, Cùng học để phát triển năng lực, Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục, Kết nối tri thức với cuộc sống. 

Tuy nhiên, những ngày qua, trên các phương tiện truyền thông đại chúng có phản ánh về việc SGK môn Tiếng Việt lớp 1 có một số nội dung chưa phù hợp đối với học sinh lớp 1. Cụ thể:

Ngoài những phản ánh cho rằng sách giáo khoa lớp 1 có phân chia bài học quá dày kiến thức, khiến các nhà trường dạy bám sát SGK bị quá tải, trẻ khó tiếp thu như: Thiết kế các bài đọc môn tiếng Việt lớp 1 trong bộ sách Cánh Diều chia làm nhiều phần. Chẳng hạn với bài bài 63- Cua, cò và đàn cá (1) với nội dung như đã dẫn ở trên là phần 1, sang bài 64 sẽ có phần 2 mới thành một câu chuyện hoàn chỉnh. Tương tự như vậy với bài Hai con ngựa (Bài 88 và 89).

Vấn đề ở đây, với học sinh lớp 1, tách nội dung bài học như vậy là không hợp lý trong việc giáo dục. Học sinh tuổi này học đến đâu sẽ hiểu đến đó nên nếu tách nội dung bài đọc làm 2  hay nhiều  phần sẽ khiến học sinh hiểu sai tinh thần bài học.

Rồi, sách Tiếng Việt lớp 1 ghi nội dung yêu cầu học sinh phải đọc hiểu các sáng tác văn học…, còn sách Âm nhạc bảo giúp các em hình thành, ứng dụng và sáng tạo âm nhạc…

Dư luận những ngày qua cũng đưa ra nhiều nội dung ở SGK Tiếng Việt lớp 1 của nhóm Cánh diều do GS Nguyễn Minh Thuyết là Tổng chủ biên có những ngữ liệu phản cảm, không có tính giáo dục. Hoặc một số phóng tác dựa theo truyện ngụ ngôn không thích hợp với trẻ lớp 1, sử dụng phương ngữ địa phương nhiều.

Thậm chí có cử tri còn mang bộ SGK lớp 1 kiến nghị với Đại biểu Quốc hội rằng: Sách đưa hình quả dưa hấu nhưng lại ghi dưa đỏ trong khi chúng ta có sự tích dưa hấu, đưa hình con gà trống và con gà mái rõ ràng như thế nhưng lại ghi là gà ri… Thậm chí, kho tàng cổ tích Việt Nam rất nhiều nhưng sách lại đưa truyện cổ dân gian của nước ngoài cho học sinh lớp 1. Sao chúng ta dạy cho con em yêu tiếng Việt, yêu dân tộc Việt mà lại đưa truyện nước ngoài vào?..v..v.

Liên quan đến vấn đề này, GS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên môn Tiếng Việt của bộ Cánh diều, cho biết nhóm biên soạn đã làm việc rất kỹ lưỡng và có quan điểm của mình. Khi viết sách, ban biên soạn chỉ sửa một vài chữ, từ hoặc cho ngắn gọn lại để học sinh dễ hiểu. Nhưng chỉnh sửa đó tập trung về phần học vần cho phù hợp tiến độ, không thay đổi nội dung.

Còn Chủ tịch Hội đồng thẩm định SGK Tiếng Việt Trần Đình sử lại cho rằng hiện nay, một số người đang gây khó khăn cho việc dạy học, chửi rủa, hạ bệ SGK. Việc này khiến phụ huynh hoang mang, không thể giúp trẻ học tốt.

“Lẽ ra, họ có thể bình tĩnh, đọc sách để biết cách hướng dẫn con. Nhưng hiện tại, họ lại tìm cách vạch lá tìm sâu, vừa mất thì giờ vừa mất nhiệt tình sử dụng sách… Do đó, hy vọng ngành giáo dục được yên ổn để dạy học. Kết quả cần chờ đến hết học kỳ, hết năm mới đánh giá được.” - GS Trần Đình Sử nói.

Cần tiếp thu ý kiến phụ huynh và giáo viên

Cá nhân tôi cũng thấy chương trình SGK lớp 1 mới, đúng là có hơi nặng hơn xưa. Nhưng nói là vượt khả năng của các bậc phụ huynh với tư duy cũ, nhưng với giáo viên và học sinh cùng phương pháp giảng dạy mới thì chưa chắc.

Nói cách khác, chúng ta đừng áp đặt suy nghĩ của mình lên con trẻ, trẻ con bây giờ làm được rất nhiều thứ mà người lớn chúng ta không làm được nhất là khi chúng được tiếp cận với khoa học và phương pháp tư duy, phương pháp giáo dục mới.

Không phải ngẫu nhiên mà Bộ GD-ĐT đưa ra chương trình giáo dục mới cho học sinh lớp 1 bởi đổi mới cũng rất cần cho giáo dục, để theo kịp sự tiến bộ của giáo dục thời đại.

Quá nhiều

Quá nhiều "sạn" trong cuốn sách tiếng Việt lớp 1 mới.

Đứng trên phương diện của Bộ Giáo dục để suy nghĩ thì việc đổi mới SGK là cần thiết, phù hợp và để có được chương trình hoàn chỉnh này Bộ đã mất rất nhiều thời gian nghiên cứu chương trình mới có quy định chuẩn đầu ra và khung thời lượng năm học rõ ràng.

Nhưng khách quan, công bằng mà nói, khi đổi mới một điều gì đó thời gian đầu cũng sẽ khó thích nghi, nhất là đối với lứa tuổi học sinh lớp 1 vừa bỡ ngỡ với những con chữ và với cả bậc phụ huynh vốn quen với lối kiến thức xưa cũ. Do đó, việc phụ huynh kêu ca chương trình nặng là điều dễ hiểu.

Và vấn đề ở chỗ, để học được chương trình lớp 1 mới, học sinh cần được làm quen, biết cầm bút viết các chữ cái ở lớp mẫu giáo. Không chỉ phụ huynh “kêu”, mà những người trong nghề với tư cách là giáo viên – người truyền thụ kiến thức cũng cảm thấy khổ với chương trình SGK lớp 1 mới.

Tôi đọc thông tin thấy có giáo viên một tỉnh miền núi phía Bắc chia sẻ “Chúng tôi dạy vùng có đồng bào dân tộc, học sinh vào lớp 1 nhưng không thuộc bảng chữ cái, không biết cách cầm bút, cầm phấn thì thử hỏi dạy làm sao. Trong khi đó chương trình lớp 1 mới bài đọc quá dài, chưa phù hợp với vùng cao, vùng có đồng bào dân tộc”.

Những vấn đề nói trên, Bộ GD-ĐT nói chung và những người làm chương trình SGK lớp 1 cần phải nghiêm túc lắng nghe, tiếp thu, chứ không thể đưa ra lý do này lý do nọ để chống chế. Tất cả người dân ai cũng mong ngành giáo dục được yên ổn, đi đúng hướng để ươm mầm tương lai cho đất nước. Chứ không ai đang tâm hạ bệ SGK cũng như xỉa xói ngành giáo dục nước nhà (trừ những thế lực thù địch đang ngày đêm chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ thôi).

Điều này cũng có nghĩa, với việc đổi mới SGK cho các em học sinh, thiết nghĩ Bộ GD-ĐT cần cầu thị hơn lắng nghe ý kiến của giáo viên, phụ huynh hơn, chứ không thể dừng lại ở việc lấy ý kiến thảo luận của các nhà khoa học.

Bởi, để xảy ra những phản ánh dữ dội sau khi áp dụng chương trình cho thấy đó là cái giá của việc không tiếp thu ý kiến của phụ huynh và giáo viên. Bởi, có những điều mà phụ huynh, giáo viên sẽ hiểu tâm lý học sinh, con trẻ, biết chúng thích gì, muốn gì, hứng thú… với những gì hơn các nhà khoa học.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đôi lời về câu chuyện sách giáo khoa lớp 1 mới tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713611339 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713611339 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10