Đổi mới tư duy chống ngập

Diendandoanhnghiep.vn Đoạn đường Nguyễn Hữu Cảnh từ chân cầu Sài Gòn đến Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đã được đầu tư “siêu máy bơm”, triển khai dự án sửa chữa nâng cao mặt đường nhưng mưa xuống vẫn ngập nước.

Theo tôi, muốn không ngập nước khi mưa phải thoát theo cao độ dẫn dòng phù hợp với kích thước cống rãnh, không phải từ “siêu máy bơm”. Bởi lẽ, siêu máy bơm chỉ làm việc hiệu quả khi nước đã ngập sâu, còn lúc mới bắt đầu mưa dù có bơm sớm thì lượng nước cũng chưa đủ và không thể về kịp đến cửa thu siêu máy bơm. Cho nên hiệu quả của siêu máy bơm là chỉ làm cho nước rút nhanh hơn bình thường, chưa hẳn bảo đảm sẽ không ngập nước trên tuyến đường.

Đ

Siêu máy bơm chỉ làm cho nước rút nhanh hơn bình thường chứ không bảo đảm chống ngập nước trên tuyến đường.

Nâng đường, siêu máy bơm không phải là giải pháp hữu hiệu trong chống ngập, ngoài lý do nêu trên, tình trạng ngập ở nhiều nơi sẽ không thể bố trí đủ siêu máy bơm và tốn kém. Cần giải pháp ổn định lâu dài là tận dụng môi trường tự nhiên, khai thông kênh rạch, giữ vành đai đất trống ở ngoại thành (vì trong nội thành hầu hết đã bị bêtông hóa), phát triển đô thị phải đảm bảo thoát nước.  

Nâng đường không giải quyết triệt để ngập nước, ngược lại còn đẩy điểm ngập đến một số nơi lân cận, chuyển ngập từ ngoài đường vào nhà dân... Nếu xem nâng đường là phương án chống ngập có lẽ phải nâng tất cả khu vực thấp bị ngập, đó là điều bất khả thi.

Ngập nước, kẹt xe tất yếu xảy ra những nơi có mật độ xây dựng quá tải như ở các quận 1, 3, 5, 10. Hay nơi cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất cũng bị bủa vây bởi nhà cao tầng khu vực đường Trường Sơn, Hồng Hà, Bạch Đằng, Phan Thúc Duyện, Phạm Hồng Thái, Hoàng Văn Thụ, Trà Khúc, Sông Đà, Phổ Quang, Cộng Hòa...

Chỉ một đoạn ngắn đường Nguyễn Hữu Cảnh có dày đặc nhà cao tầng, ban đầu là những dự án đơn lẻ như The Menor và Sài Gòn Pearl, sau đó có cả một quần thể cao ốc có chiều cao lên đến 86 tầng với hàng chục ngàn căn hộ với hệ thống trường học và trung tâm thương mại.    

TP.HCM những trận mưa lớn gây ngập nội thành đã đành, gần đây với cơn mưa nhỏ vẫn gây ngập trở thành nỗi ám ảnh với người dân, nhiều điểm ngập xuất hiện tại vùng ven. Điển hình ở quận 9, cách đây 10 năm kể cả những trận mưa lớn cũng không gây ngập, bây giờ chỉ cơn mưa nhỏ thì nước lênh láng và nhiều tuyến đường ngập hơn nữa bánh xe như Tăng Nhơn Phú, Đỗ Xuân Hợp, Lê Văn Việt, Lã Xuân Oai…

Chưa kể những khu vực trong hẻm và nhà dân bị nước tràn vào vài ngày sau cũng chưa rút hết như ở phường Hiệp Phú, Phước Long A, Phước Long B, Tăng Nhơn Phú A, Tăng Nhơn Phú B... 

Quan sát tôi thấy xung quanh các khu vực bị ngập nước giờ đã đô thị hóa, hình thành khu dân cư, xây dựng tràn lan, cống thoát nước bị lấn chiếm. Như phường Tăng Nhơn Phú B, xuất hiện hàng loạt dự án bất động sản san lấp cả trăm ngàn nét vuông ao, hồ, mương, rạch. 

Những năm gần đây, việc phát triển các khu đô thị chiếm một diện tích lớn đất mảng xanh, vùng trũng vốn là đất trống đã được một số chuyên gia đô thị cảnh báo giống như hành động chặn mất dòng chảy và đường thoát nước của thành phố nên dễ dẫn đến ngập úng từ bên trong đô thị như phía nam thành phố trên địa bàn quận 7, huyện Nhà Bè.

Nhiều nơi chưa có hồ điều tiết để trả lại diện tích chứa nước tự nhiên sau khi san lấp mặt bằng. Bởi vậy những nơi vốn là ao, hồ, ruộng lúa, hoa màu, cây xanh, đất trống bỗng chốc được xây cất công trình, nhà phố, chung cư.

Đơn cử như dọc đường Mai Chí Thọ - Võ Văn Kiệt (Q.2), trước đây toàn là đồng ruộng và mương rạch, nay đã bị bêtông hóa gần kín, hình thành các khu đô thị, hàng loạt nhà cao tầng. Dọc theo đường Lê Văn Lương, xã Phước Kiển, H.Nhà Bè có gần chục dự án nhà ở đã hình thành và đang san lấp mương, rạch.

Tại xã Phong Phú, H.Bình Chánh, chủ đầu tư dự án khu dân cư Phi Long được giao hơn 1 ha đất rạch để san lấp, đủ mặt bằng phân lô, bán nền và xây dựng hạ tầng. Việc san lấp dự án bắt đầu từ năm 2004, đến nay đã lấp được hơn 3/4 diện tích đất, chủ đầu tư đã phân lô và làm cơ sở àm hạ tầng.

Đô thị không chỉ là những tòa nhà hay trung tâm thương mại sầm uất mà còn bao gồm các vùng vệ tinh như đất nông thôn, mảng xanh để không gian luôn hài hòa và cân đối với các mối liên hệ về kinh tế xã hội từ chỗ ở, học hành, việc làm, sinh hoạt cộng đồng cho đến nhu cầu đi lại.

Bởi vậy càng mở rộng đô thị thì hệ số dòng chảy càng cao, tức là lượng nước mưa rơi xuống tạo thành dòng chảy tăng lên. Đòi hỏi kích thước cống, kênh, mương, rạch, nơi điều hòa và chứa nước để vận chuyển lưu lượng nước mưa cũng phải phải tăng theo, nếu hạ tầng không đáp ứng cho thoát nước sẽ gây ngập là tất yếu.

Quy hoạch và xây dựng do cơ quan chức năng phê duyệt, quản lý, kiểm tra, cấp phép, kể cả khâu xử lý... Không có trong quy hoạch thì không một dự án bất động sản nào san lấp kênh rạch để phân lô, bán nền. Không có dự án nào thiếu phê duyệt, cấp phép của cơ quan chức năng.

TP.HCM trong phát triển đô thị hãy hướng đến phát triển bền vững, cũng giữ lại một phần lớn diện tích đất chưa xây dựng hoặc đất nông nghiệp xung quanh ngoại thành quận 2, 7, 9, 12, Thủ Đức và huyện Bình Chánh, Nhà Bè, Hóc Môn, Củ Chi…

Điều này vừa giúp kiểm soát sự phát triển mở rộng tràn lan của đô thị, bảo vệ đô thị trước những tác động tiêu cực biến đổi khí hậu, tận dụng hệ thống mương rạch và địa hình tự nhiên để trữ nước mùa khô và thoát nước mùa mưa.

Mong rằng cơ quan chức năng trước khi chủ trương hay phê duyệt lập các khu đô thị, khu dân cư dày đặc và chật chội hoặc chồng lên mặt đất những tòa nhà, trung tâm thương mại thì hãy nghĩ đến nhu cầu thiết yếu cho con người - hệ thống thoát nước sao cho đảm bảo không gây ngập.

Với chủ đầu tư làm dự án cần được kiểm soát chặt chẽ để hạn chế ảnh hưởng xấu đến môi trường tự nhiên, ngập nước. Nên chăng khi đã san lấp mương rạch, đòi hỏi phải làm hồ điều tiết và hệ thống thoát nước đáp ứng nhu cầu. Cần tính toán chống ngập trên cơ sở khoa học dựa trên bản đồ sông, kênh, rạch, cống thoát nước cùng mặt bằng lưu vực, diện tích, dân số, nước thải, nước mưa.

Nơi công cộng, công viên, vui chơi, giải trí… thay vì bêtông hóa hãy tạo thêm mảng xanh, bồn hoa, thảm cỏ vừa tạo cảnh quan vừa là nơi thấm nước. Trong đầu tư xây dựng công trình công cộng ngoài trời nên ưu tiên sử dụng vật liệu có độ hút nước cao, thấm hút nước xuống nền đất.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đổi mới tư duy chống ngập tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713869701 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713869701 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10