Đổi mới tư duy về phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Diendandoanhnghiep.vn Ông Trần Tuấn Anh, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho rằng cần phải đổi mới tư duy, đề ra định hướng, mục tiêu phù hợp cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

>>Đà Nẵng sẽ thu hồi 56 dự án treo

Ngày 05/8, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Thành ủy Đà Nẵng, Đại học Đà Nẵng tổ chức Hội thảo Quốc gia với chủ đề “Phát triển ngành dịch vụ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Hội thảo sẽ tập trung phân tích, làm rõ kết quả đóng góp của ngành dịch vụ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam trong 35 năm đổi mới, nhất là từ năm 2010 đến nay.

Ông Nguyễn Văn Quảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng cho hay, Thủ tướng Chính phủ đã thống nhất tập trung xây dựng phát triển thành phố trên 3 trụ cột, đều liên quan đến lĩnh vực dịch vụ và du lịch. Trong đó, thứ nhất là Du lịch gắn với bất động sản nghỉ dưỡng và trung tâm tổ chức sự kiện quốc tế.

a

Hội thảo Quốc gia với chủ đề “Phát triển ngành dịch vụ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” tổ chức tại Đà Nẵng ngày 05/8.

Thứ hai là Kinh tế tri thức, trong đó với 2 mũi nhọn chính đó là Công nghiệp công nghệ cao gắn với xây dựng đô thị sáng tạo, khởi nghiệp và công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử viễn thông, gắn với nền kinh tế số. Thứ ba là Trung tâm dịch vụ chất lượng cao với 2 mũi nhọn là Cảng biển, cảng hàng không gắn với dịch vụ logistics, và trung tâm tài chính quy mô khu vực.

“Phát triển ngành dịch vụ trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã mang lại các giá trị rất to lớn, không chỉ tạo động lực cho kinh tế phát triển mà còn khơi dậy được các tiềm năng, lợi thế và văn hóa của đất nước, con người Việt Nam, tạo lập, củng cố sự liên kết giữa các ngành, các lĩnh vực và tác động lan tỏa đến toàn bộ nền kinh tế”, ông Nguyễn Văn Quảng Nói.

Tại Hội thảo, các chuyên gia đã cho ý kiến nhận diện những xu thế phát triển và vận động chuyển dịch cơ cấu các ngành dịch vụ dựa trên nền tảng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, phát triển các ngành dịch vụ trong đó bao gồm ngành dịch vụ mới trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đồng thời, phát triển hạ tầng và thúc đẩy chuyển đổi số cho phát triển các ngành dịch vụ.

a

Ông Nguyễn Văn Quảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng cho rằng phát triển ngành dịch vụ trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã mang lại các giá trị rất to lớn, tạo động lực cho kinh tế và khơi dậy được các tiềm năng, lợi thế và văn hóa của đất nước,...

Ông Nguyễn Tuấn Anh, Tổng Giám đốc Alpha Asimov Robotics nhìn nhận nếu Đảng và Chính phủ tạo ra môi trường để nuôi dưỡng cho các phát minh của doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện tiên quyết để thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa thành công trong thời đại Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Người này cho rằng Nhà nước có thể giúp làm “bà đỡ” cho các phát minh khoa học thông qua khung thể chế thử nghiệm có kiểm soát.

“Doanh nghiệp như chúng tôi trước hết rất mong muốn có một địa phương đỡ đầu cho dự án thử nghiệm các công trình nghiên cứu trí tuệ nhân tạo như robot.  Trong bối cảnh Việt Nam đưa ra những cam kết mạnh mẽ về ứng phó với biến đổi khí hậu, hướng tới mục tiêu phát thải bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050 và kiểm soát lạm phát do chi phí dịch vụ logistics tăng cao, việc sớm ra đời sản phẩm robot tự hành chạy bằng điện của sẽ góp một phần giúp Chính phủ đạt được mục tiêu này”, ông Nguyễn Tuấn Anh nói.

Kết luận Hội thảo, ông Trần Tuấn Anh, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho hay Ban đang chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng Đề án “Chủ trương, chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” trình Hội nghị Trung ương 6 Khóa XIII vào tháng 10 tới. Theo ông Trần Tuấn Anh, đây là Đề án có quy mô lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với nước ta để thực hiện thành công mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2021-2030.

a

Ong Trần Tuấn Anh, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho hay trong quá trình phát triển ngành dịch vụ cũng có nhiều vấn đề lớn đặt ra cần được giải quyết.

“Đến năm 2025, nước ta là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp, đến năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập Nước, trở thành nước phát triển, thu nhập cao” Trưởng Ban Kinh tế Trung ương thông tin.

Cũng theo ông Trần Tuấn Anh, phát triển ngành dịch vụ là động lực quan trọng thúc đẩy thực hiện các mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Theo số liệu thống kê tỷ trọng của khu vực dịch vụ trong GDP tăng dần qua các năm, hiện chiếm trên 40% GDP. Thương mại truyền thống tiếp tục phát triển mạnh, Việt Nam đang trở thành một trong những thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất toàn cầu, đứng vị trí thứ 6 trong nhóm 30 quốc gia có tiềm năng và mức độ hấp dẫn đầu tư trong lĩnh vực bán lẻ toàn cầu.

“Tuy nhiên, trong quá trình phát triển ngành dịch vụ cũng có nhiều vấn đề lớn đặt ra như Việt Nam luôn nhập siêu trong các cán cân thương mại dịch vụ, nhất là với dịch vụ có hàm lượng công nghệ và trí thức cao. Hệ thống hạ tầng thương mại chưa theo kịp với nhu cầu phát triển, chi phí logistic vẫn chiếm tỷ trọng cao. Một số mô hình kinh tế chia sẻ, mô hình kinh tế nền tảng dựa trên công nghệ số, nền tảng số phát triển nhanh nhưng còn thiếu cơ chế kiểm soát đồng bộ nên gây xâm lấn và phá vỡ kết cấu kinh tế truyền thống”, ông Trần Tuấn Anh nói thêm.

Do đó, Ban Kinh tế Trung ương đã kiến nghị việc cần phải đổi mới tư duy về cách tiếp cận mô hình phát triển, đề ra những định hướng, mục tiêu phù hợp. Cần nghiên cứu, đề xuất những nhiệm vụ và giải pháp mới, đột phá, mang tính bao trùm, tổng thể và có tính thực thi cao phù hợp với bối cảnh và yêu cầu phát triển mới, để xây dựng chiến lược phát triển ngành dịch vụ phù hợp, hiệu quả hơn trong tiến trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời gian tới.

Theo ông Trần Tuấn Anh, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương trong bối cảnh hội nhập quốc tế, lĩnh vực du lịch đã chú trọng hướng tới bảo tồn di sản văn hóa và phát huy vai trò của các giá trị văn hoá truyền thống, chuyển dịch sang du lịch thông minh góp phần nâng cao vị thế đất nước và phát triển ngành công nghiệp văn hóa. Lĩnh vực dịch vụ vận tải trực tuyến và lưu trú khách sạn được đầu tư mới cho mục đích kinh doanh theo mô hình kinh tế chia sẻ.

Lĩnh vực dịch vụ môi trường, đã thu hút đầu tư của một số công ty cung cấp nền tảng để chủ động nguồn thải ở Việt Nam. Một số ngành dịch vụ hình thành các sản phẩm dịch vụ hiện đại, chất lượng cao như dịch vụ y tế, bảo hiểm đã góp phần phục vụ mục tiêu kinh tế - xã hội và đảm bảo an sinh xã hội.

Đặc biệt, các mô hình kinh doanh mới, kinh tế chia sẻ xuất hiện và phát triển góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang các ngành có hàm lượng công nghệ cao, phát triển kinh tế Việt Nam theo hướng hiện đại.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đổi mới tư duy về phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713981893 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713981893 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10