Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện còn thấp

NGUYỄN VIỆT 27/10/2021 17:08

Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện còn thấp, một phần do chế độ chưa đủ sức hấp dẫn so với các loại hình bảo hiểm bắt buộc.

ĐBQH Chu Thị Hồng Thái (Lạng Sơn) phát biểu tại phiên thảo luận trực tuyến về Tình hình thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm xã hội năm 2020; Việc quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm y tế năm 2020 và thực hiện Nghị quyết số 68/2013/QH13 về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân trong 02 năm 2019-2020, chiều 27/10.

Toàn cảnh phiên họp.

Toàn cảnh phiên họp.

Về cơ bản, ĐBQH Chu Thị Hồng Thái đồng tình với Báo cáo của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Xã hội về tình hình thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm xã hội năm 2020 cũng như việc quản lý, sử dụng Quỹ bảo hiểm y tế năm 2020 và thực hiện Nghị quyết số 68/ 2013/QH13 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện chính sách pháp luật bảo hiểm y tế, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân.

Theo báo cáo thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội năm 2020, tỷ lệ tham gia so với lực lượng lao động trong độ tuổi năm 2020 là 2,33%, tăng gấp hai lần so với năm 2019, vượt chỉ tiêu đặt ra, đại biểu cho rằng, đây vẫn là con số khiêm tốn so với tiềm năng. 

Tuy nhiên, ĐBQH Chu Thị Hồng Thái cho rằng, đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện còn thấp, một phần do chế độ chưa đủ sức hấp dẫn so với các loại hình bảo hiểm bắt buộc, bảo hiểm thương mại và chế độ ốm đau, thai sản theo Bộ luật Lao động. Mặt khác, công tác tuyên truyền chưa đầy đủ, chưa kịp thời cùng với rất nhiều lý do. 

"Do đó, Chính phủ tiếp tục nghiên cứu, rà soát các quy định, sớm sửa đổi luật bảo hiểm xã hội để có biện pháp can thiệp nâng cao tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, cũng như giải quyết các vấn đề còn khó khăn, vướng mắc như báo cáo đã nêu", ĐBQH Chu Thị Hồng Thái đề nghị. 

Về quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm y tế năm 2020, Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Xã hội có nêu tồn tại, hạn chế về phương thức thanh toán chi phí khám, chữa bệnh theo phí dịch vụ được khắc phục trong những năm qua tiếp tục bộc lộ những bất cập.

Luật Bảo hiểm y tế năm 2008 về phương thức thanh toán chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế có đưa ra 3 phương thức thanh toán theo định suất, giá dịch vụ và theo trường hợp bệnh.

Ngày 30.6.2020, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 2747 phê duyệt triển khai thí điểm phương thức thanh toán chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế và theo nhóm chẩn đoán liên quan tại 5 tỉnh, thành phố từ ngày 1.7 đến 31.12.2020. 

ĐBQH Chu Thị Hồng Thái (Lạng Sơn).

ĐBQH Chu Thị Hồng Thái (Lạng Sơn).

Ngày 29.4. 2021, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 04 hướng dẫn phương thức thanh toán theo định suất. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa triển khai thực hiện được và trong các báo cáo kèm theo cũng chưa có tổng kết đánh giá về mục tiêu này.

“Do đó, Chính phủ cần có báo cáo tổng kết việc thực hiện thí điểm và các tác động về mọi mặt khi đưa ra phương thức thanh toán này, nếu có tác động tích cực thì nên sớm triển khai thực hiện”, ĐBQH Chu Thị Hồng Thái nói. 

Đối với chính sách bảo hiểm y tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, theo ĐBQH Chu Thị Hồng Thái, các tỉnh miền núi, trong đó có Lạng Sơn cơ bản là các xã có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên rất khó khăn.

Mặc dù đã đạt các tiêu chuẩn nông thôn mới nhưng vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên không thay đổi, người dân vẫn là dân tộc thiểu số, cuộc sống khó khăn, không ổn định, do chủ yếu vẫn làm nông nghiệp nhỏ lẻ, manh mún và thiên tai, dịch bệnh vẫn diễn ra nên đời sống của người dân nơi đây vẫn còn khó khăn.

Do đó, Chính phủ cần có giải pháp theo hướng điều chỉnh thời gian phù hợp để người dân có thêm một khoảng thời gian thực hiện. Bên cạnh đó cũng tạo điều kiện cho chính quyền cơ sở có khoảng thời gian để vận động cũng như tiếp tục có các biện pháp hỗ trợ cho người dân, tổ chức sản xuất, nâng cao mức sống.

Để đẩy mạnh thực hiện chính sách pháp luật bảo hiểm y tế, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân, Chính phủ cũng cần có giải pháp mở rộng hệ thống đại lý thu và khuyến khích công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia. Chỉ đạo các bộ, ngành liên quan, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị xã hội các cấp trong việc triển khai và giám sát thực hiện chính sách về bảo hiểm xã hội”, ĐBQH Chu Thị Hồng Thái đề xuất.

Có thể bạn quan tâm

  • Cơ chế chính sách đặc thù cho các địa phương: Thêm động lực, thêm cực tăng trưởng

    16:00, 27/10/2021

  • Cần có cơ chế giám sát, kiểm tra để tránh xé lẻ ra nhiều dự án

    13:11, 27/10/2021

  • Hôm nay, Quốc hội thảo luận về cơ chế đặc thù cho một số địa phương

    05:00, 27/10/2021

  • Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội: Vẫn còn trường hợp oan, sai

    18:55, 23/10/2021

  • Chủ tịch Quốc hội: Cần sớm sửa Luật Bảo hiểm xã hội

    20:55, 22/10/2021

  • Chủ tịch Quốc hội: Thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù vì mục tiêu chung

    12:38, 22/10/2021

  • Chủ tịch Quốc hội: Soạn Luật Sở hữu trí tuệ thì phải rất trí tuệ

    22:20, 21/10/2021

  • Chủ tịch Quốc hội: "Nhân dân mong đợi những quyết sách tại Kỳ họp này"

    15:42, 21/10/2021

  • Ủy ban Tư pháp của Quốc hội tán thành kiến nghị tạm đình chỉ vụ án vì lý do dịch bệnh

    16:34, 20/10/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện còn thấp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO