"Đòn bẩy" quan trọng giúp doanh nghiệp phát triển

Diendandoanhnghiep.vn Việc triển khai Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ góp phần tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, xây dựng cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam lớn mạnh, có năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững.

Tính đến thời điểm hiện nay, cả nước đang có khoảng hơn 600.000 doanh nghiệp đang hoạt động.

Phá rào cản để hỗ trợ doanh nghiệp

Để đạt mục tiêu đến năm 2020 cả nước 1 triệu doanh nghiệp hoạt động hiệu quả như Nghị quyết 35 của Chính phủ đề ra, trung bình mỗi năm cần khoảng gần 150.000 doanh nghiệp mới và phải là doanh nghiệp sống được cùng phát sinh thuế thu nhập doanh nghiệp.

Thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành đã có nhiều nỗ lực trong việc xóa bỏ rào cản kinh doanh, cải thiện môi trường đầu tư để giảm nhẹ các áp lực thủ tục hành chính cho cộng đồng doanh nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh những hiệu quả đạt được thì cho đến nay việc triển khai các giải pháp và hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp theo tinh thần Nghị quyết 35 vẫn còn rất nhiều hạn chế.

Điển hình, chỉ một số địa phương thực hiện tốt chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp, còn nhiều địa phương khác chủ yếu giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư, mà thiếu sự phối hợp đồng hỗ từ các sở ban ngành liên quan.

Trong khi đó, vai trò của nhiều hiệp hội vẫn mờ nhạt, chưa đủ năng lực chuyên môn để hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết vướng mắc liên quan đến thủ tục hành chính. Một số bộ ngành vẫn vì lợi ích cục bộ nên vẫn ban hành những chính sách gây bất lợi cho doanh nghiệp hoặc ban hành chậm những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp.

Để đẩy mạnh các giải pháp triển khai Nghị quyết 35, nhiều đại diện doanh nghiệp, hiệp hội cho biết cần có chính sách hỗ trợ thiết thực về vốn, chính sách thuế cho doanh nghiệp vừa và nhỏ; đồng thời sớm thông qua Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, Luật Công nghiệp hỗ trợ…

Nghị quyết 35 đặt ra mục tiêu đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi... phấn đấu Việt Nam có 1 triệu doanh nghiệp đến 2020.

TS. Trần Du lịch, chuyên gia kinh tế, cho hay, đây là mục tiêu đầy tham vọng và nếu không có chiến lược phát triển doanh nghiệp nội thì kinh tế Việt Nam chỉ phát triển dựa vào doanh nghiệp FDI.

TS. Trần Du Lịch cũng nhận định, muốn đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp, việc trước tiên là các chính sách kinh tế vĩ mô, tỷ giá phải ổn định; quy định pháp luật không ban hành và sửa đổi quá nhanh làm doanh nghiệp không kịp thích nghi. Chính phủ cần tạo ra hành lang an toàn pháp lý để giúp cho doanh nghiệp an tâm phát triển.

Chung tay...

Đồng hành cùng doanh nghiệp, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 35 từ năm 2016 để hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp với tinh thần Chính phủ kiến tạo, hành động, phục vụ người dân và doanh nghiệp. Không những vậy, bắt đầu từ 2014 đến nay, hằng năm, Chính phủ đều ban hành Nghị quyết 19 để đẩy mạnh cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp.

Đánh giá về tác động tới doanh nghiệp của các nhóm giải pháp được đưa ra trong Nghị quyết 35 nhằm tạo dựng môi trường thuận lợi, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp và đổi mới sáng tạobr class=

Đánh giá về tác động tới doanh nghiệp của các nhóm giải pháp được đưa ra trong Nghị quyết 35 nhằm tạo dựng môi trường thuận lợi, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo (Nguồn: VCCI- Khảo sát tác động của Nghị quyết 35-NQ/CP đến doanh nghiệp).

Mới đây, Chính phủ đã công bố Bộ chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển doanh nghiệp cả nước và các địa phương năm 2017. Mục tiêu của Bộ chỉ số này là cùng với những chỉ số đã có giúp cho Chính phủ và các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương biết được tình hình phát triển doanh nghiệp của đất nước, địa phương. Việc công bố Bộ chỉ tiêu sẽ đưa ra được bức tranh về tình hình phát triển doanh nghiệp; giúp các địa phương thấy rõ mình đang nằm ở đâu trên bản đồ phát triển doanh nghiệp Việt Nam. Nó cũng sẽ là công cụ hữu hiệu để đánh giá việc triển khai thực hiện NQ 09. Bởi bộ số liệu này đánh giá mức độ phát triển doanh nghiệp chung của cả nước và của từng địa phương, là bức tranh nói lên tình hình sức khỏe của doanh nghiệp về doanh thu, chi phí, lợi nhuận, lao động, đóng góp cho ngân sách nhà nước… Các bộ và các ngành sử dụng bộ chỉ số này để phân tích, đánh giá, đối chiếu và rà soát lại các chính sách của mình trong từng ngành, từng lĩnh vực.

Cùng với sự tăng nhanh về số lượng và quy mô của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, đội ngũ doanh nhân Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh, từng bước nâng cao được uy tín, thương hiệu sản phẩm trên trường quốc tế, giải quyết việc làm cho người lao động và các vấn đề an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo đóng góp tích cực vào việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.

Có thể khẳng định trong thời gian vừa qua, với chức năng nhiệm vụ, Báo Diễn đàn Doanh nghiệp đã rất nỗ lực góp phần đưa Nghị quyết 35 đi vào cuộc sống, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam.

Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu mà Chính phủ đề ra đến năm 2020 có khoảng 1 triệu doanh nghiệp đóng góp hiệu quả vào nền kinh tế vẫn là một thách thức. Và việc xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế càng trở nên cấp thiết.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết "Đòn bẩy" quan trọng giúp doanh nghiệp phát triển tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711633051 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711633051 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10