“Dọn dẹp” dự án treo

Quốc Anh 16/08/2018 16:20

Thường trực HĐND TP Hà Nội vừa tổ chức phiên giải trình về tình hình quản lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn TP Hà Nội.

Có thể bạn quan tâm

  • TP HCM: Hàng loạt dự án treo được "điểm danh" rà soát, thực hiện trong quý III

    11:00, 12/07/2018

  • Bí thư Đà Nẵng: \"Kiên quyết thu hồi các dự án treo\"

    16:51, 10/08/2016

  • Đồng Nai: Đau đầu với dự án treo

    22:48, 31/07/2015

  • Đà Nẵng: “Án tử” trên đầu dự án treo

    00:00, 18/12/2014

  • Kinh doanh hạ tầng tại TP.Uông Bí: Xót lòng vì dự án treo

    00:00, 24/11/2014

  • TP.HCM: Xem xét xóa thêm 140 dự án treo

    00:00, 25/06/2013

  • 130 dự án treo tại TP Hồ Chí Minh sẽ bị thu hồi

    00:00, 11/06/2013

Đáng chú ý, hiện Hà nội có hơn 380 dự án chậm triển khai, việc bỏ hoang đất đai, chậm triển khai dự án gây lãng phí nguồn lực của thủ đô. Đây là một con số không hề nhỏ trong bối cảnh quỹ đất của Hà Nội đang ngày một thu hẹp. Hàng loạt các ông lớn được “bêu” tên như: Nam Cường, Sông Đà Sudico, Licogi, HANHUD… Trong bối cảnh đó, lãnh đạo Hà Nội cho biết, thành phố sẽ nâng mức xử phạt các dự án chậm tiến độ lên gấp đôi, bởi hiện mức xử phạt theo quy định trong Luật thủ đô chưa đủ sức răn đe.

Thực tế, chậm triển khai dự án, không chỉ Hà Nội mà đang là thực trạng chung của nhiều địa phương. Theo Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM, hiện toàn TP hiện có khoảng 500 dự án chậm triển khai, trong đó huyện Nhà Bè là “điểm đen” về tình trạng chủ đầu tư “ôm” đất dự án hàng chục năm nhưng không thực hiện. Các TP khác như Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế, Nha Trang… trong tình trạng tương tự.

Hầu như tất cả các địa phương đều đưa ra giải pháp sẽ thu hồi, xử phạt nặng các dự án chậm tiến độ. Nhiều ý kiến cho rằng, nhiều dự án chậm không chỉ do các nguyên nhân khách quan, mà ngay chủ quan phía doanh nghiệp cũng có lỗi. Không ít doanh nghiệp khi thị trường bất động sản lên thì thi nhau vẽ dự án để đầu tư, nhiều doanh nghiệp còn mua đi bán lại cũng khiến các dự án chậm triển khai, thậm chí có dự án trong tay nhưng không đủ năng lực triển khai. Tình trạng “đánh trống, bỏ rùi” theo đà lao dốc của thị trường bất động sản không chỉ gây thất thu ngân sách, cản trở tiến trình phát triển chung của địa phương mà còn ảnh hưởng đến những hộ dân đã bàn giao đất cho chủ đầu tư. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, các địa phương cần có sẵn đáp án cho bài toán sau thu hồi hoặc quyết định hủy bỏ các dự án “ôm đất” .

Theo Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam Phạm Sỹ Liêm, không phải dự án nào chậm triển khai cũng do lỗi của chủ đầu tư, nhiều khi do vướng mắc về thủ tục hành chính, giải phóng mặt bằng… cần xem xét. Các dự án thu hồi để tiếp tục triển khai nên tổ chức đấu thầu, đấu giá chặt chẽ, minh bạch để lựa chọn được nhà đầu tư đủ năng lực…

Ngoài ra, ông Liêm cũng đặt câu hỏi: Sau khi thu hồi dự án, Hà Nội còn phải tính đến phương án trả lại tiền vốn cho chủ đầu tư. Chi phí ấy ai trả? Lấy tiền ở đâu?... 

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
“Dọn dẹp” dự án treo
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO