Dọn rác trên mạng xã hội - cần "chiếc chổi to"

Diendandoanhnghiep.vn Mạng xã hội bùng nổ và trở thành thế lực cạnh tranh với các phương thức truyền thông truyền thống.

>> Văn hóa dùng mạng xã hội: Đến khi nào thì chuẩn?

Sự tự do trong việc phát ngôn, thể hiện quan điểm cá nhân trên nền tảng facebook, tiktok… tuy phần lớn mang tính tích cực hay giải trí, nhưng bên cạnh đó vẫn có những cá nhân đưa thông tin xấu, bẩn, độc hại là rác văn hoá lên mạng xã hội, gây sự phản cảm, tiếp tay cho sự xấu xí trong văn hoá ứng xử. 

TikToker Nờ Ô Nô làm việc với cơ quan chức năng

TikToker Nờ Ô Nô làm việc với cơ quan chức năng. Ảnh: Ảnh: Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM.

Điển hình gần đây nhất là Tiktoker Nguyễn Đức Tuấn, chủ tài khoản Nờ ô Nô cho đăng lên clip “người nghèo ăn gì Nờ Ô Nô cho ăn đó”. Xem clip này xong, người viết có cảm giác thật buồn, buồn vì cho một gương mặt thanh niên sáng sủa, khoẻ mạnh với hành động ban đầu mang động cơ không xấu khi mua thức ăn cho người già. Vậy mà hành động có vẻ đẹp này chắc chắn nó không xuất phát từ trái tim mà từ động cơ nhằm tăng sự theo dõi, thu hút cho trang cá nhân của mình, nên không hề có sự tiết chế trong hành động lời nói, trở thành hành động miệt thị người già có hoàn cảnh khó khăn. 

Đây cũng là sự báo động đỏ về văn hoá ứng xử, giao tiếp trong xã hội hiện đại. Anh chàng Nờ ô Nô này có thể giàu hơn bà cụ về cơm ăn, áo mặc, nhưng anh ta còn nghèo nàn hơn bà cụ nhiều về lòng trắc ẩn, tình yêu thương của con người với con người, cũng như sự kính trọng với người lớn tuổi.

Có những câu nói mà người viết không muốn nhắc lại vì nó thực sự không có văn hoá: “Phở rẻ vậy mà cũng không mua nổi ăn nữa?”, “Hello bà già nghèo khổ giữa trời đông cô đơn”, “Bớt nghèo lại đi nha, không ai giúp hoài được đâu”…

Một bát phở của anh ta có làm cho bà cụ thoát nghèo, có thay đổi được cuộc sống của người ta không mà có quyền phát ngôn như vậy? Người nghèo là người phải thiệt thòi về vật chất, ngay cả tâm lý trong bản thân họ cũng có sự tự ti mặc cảm. Nếu thực sự muốn đồng cảm và chia sẻ với họ thì cần có sự tôn trọng. “Không quý bởi miếng trầu mà quý bởi tay bưng”, các cụ ngày xưa đã răn dạy về văn hoá ứng xử rất khéo léo và chi tiết như vậy đó. Người nghèo có ít tài sản, nay còn miệt thị tước đi cả sự tự ái, lòng tự tôn của họ nữa thì thực sự “kính” chẳng bõ “phiền” là hành động hết sức độc ác không có lương tâm.

Với sự bùng nổ cạnh tranh quyết liệt trên môi trường mạng, để chiếm sự nổi tiếng, sức ảnh hưởng, sự thu hút, lượng người theo dõi, lượt xem, đòi hỏi những facebooker, Tiktoker phải sáng tạo ra điều mới lạ, hấp dẫn, kiểu “khơi những cái nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì cái gì chưa có”. Thế nhưng cách mà Nờ ô Nô làm là bất chấp các quy tắc chuẩn mực đạo đức, văn hoá ứng xử trong xã hội, thuần phong mỹ tục tốt đẹp của người Việt. Đi quay phim quán ăn rồi đăng nhận xét, đánh giá tiêu cực đến mức nhiều nhà hàng dán ảnh, cấm cửa anh này. 

fff

TikTok Nờ Ô Nô có những ngôn từ xúc phạm người nghèo. Ảnh: VOV

>> Elon Musk đáng sợ như thế nào khi "chơi mạng xã hội”?

>> BeReal: "Lời cảnh báo" về mạng xã hội

>> Nở rộ lừa đảo tài chính thông qua mạng xã hội

>> Vụ bắt Nguyễn Phương Hằng và ranh giới đúng – sai trên mạng xã hội

Điều đáng nghiêm trọng là sự bất chấp đạo đức, văn hoá này vẫn được khá nhiều người theo dõi, thấy thích thú. Số lượng hơn sáu trăm ngàn người theo dõi là có thể gieo mầm ác tới hàng triệu thanh thiếu niên. Nếu những thứ rác rưởi này không được dọn dẹp trên môi trường mạng thì chất độc của nó sẽ thẩm thấu dần ra nhận thức của giới trẻ. Sự lệch chuẩn đạo đức sẽ được cổ xuý và tôn vinh, ngộ độc văn hoá sẽ gây ra đủ thứ hệ luỵ, triệt tiêu tình yêu thương với đồng bào mà lối sống bất chấp, tôn sùng vật chất sẽ lên ngôi.

Một số người còn bị ảo tưởng sức mạnh trên môi trường mạng, ngay cả anh Nờ Ô Nô cũng có tâm thế tự coi mình như một ngôi sao. Chỉ đến khi bị cơ quan chức năng sờ gáy, bị các nghệ sĩ nổi tiếng cùng cộng đồng mạng kêu gọi tẩy chay mới cuống cuồng xin lỗi mà hoàn toàn chưa có sự thật tâm. 

Giải pháp để dọn rác văn hoá này cần có ngay chiếc chổi to, đầu tiên là giải pháp kỹ thuật cho khoá tài khoản vĩnh viễn, chế tài xử phạt nâng khung, phạt thật nặng chứ số tiền 7,5 triệu không đủ sức răn đe so với thu nhập từ lượng xem, lượt chia xẻ của clip.

Tiếp đến cần có giải pháp về khung pháp lý, có uỷ ban hoặc hội đồng đánh giá văn hoá ứng xử trên môi trường mạng. Luật An ninh mạng cần có phần riêng cho quy tắc ứng xử để người hoạt động kinh doanh cũng như người sử dụng nền tảng mạng xã hội phải chịu trách nhiệm trước nội dung đăng tải của mình.

Về lâu dài chỉ còn cách kiên trì xây dựng văn hoá số, nâng cao dân trí, nhận thức, nâng tầm thị hiếu hưởng thụ văn hoá của toàn dân, thì rác rưởi sẽ tự động được đẩy trôi ra ngoài tầm mắt. Mạng xã hội sẽ là nơi hữu ích để giải trí, tiếp cận các thông tin lành mạnh.

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Dọn rác trên mạng xã hội - cần "chiếc chổi to" tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713588749 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713588749 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10