Các chính sách hỗ trợ an sinh đã triển khai, giải ngân tới đâu?

Diendandoanhnghiep.vn Bộ trưởng Lao động, Thương binh & Xã hội đánh giá, việc triển khai Nghị quyết 68 và Quyết định 23 trên cả nước trong thời gian qua tương đối đồng bộ, khẩn trương và nhiều nơi đạt kết quả tốt.

Triển khai chính sách đồng bộ

Theo báo cáo nhanh của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH), tính đến ngày 14/10, cả nước có 24,26 triệu lượt đối tượng được nhận hỗ trợ theo Nghị quyết 68/NQ-CP, Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg với tổng kinh phí gần 21.890 tỷ đồng.

Gần 21,8 nghìn tỷ đồng tiền hỗ trợ đã đến tay 24,2 triệu lượt người gặp khó khăn (ảnh minh hoạ)

Gần 21,8 nghìn tỷ đồng tiền hỗ trợ đã đến tay 24,2 triệu lượt người gặp khó khăn (ảnh minh hoạ)

Đối với việc triển khai Nghị quyết 116 và Quyết định số 28 về việc hỗ trợ bằng tiền cho người lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ kết dư Quỹ bảo hiểm thất nghiệp, báo cáo của Bộ LĐTB&XH cho thấy: Đã giải quyết hưởng hỗ trợ cho 428.894 lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và 111.212 người đã dừng tham gia với tổng số tiền hỗ trợ là 1.251 tỷ đồng. Tổng số tiền đã chi trả là 999,5 tỷ đồng cho 425.117 người lao động.

Về tình hình hỗ trợ gạo cho người dân, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 5 Quyết định xuất cấp tổng cộng 137.090 tấn gạo hỗ trợ cho trên 2,41 triệu hộ với gần 9,14 triệu nhân khẩu ở 31 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bị thiếu đói do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

Theo báo cáo của các địa phương, có 2.184 trẻ em mồ côi, không nơi nương tựa do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam đã phối hợp với 27 tỉnh, thành phố hỗ trợ 7,83 tỷ đồng cho 1.541 trẻ em mồ côi mất cha, mẹ do COVID-19 với mức 5 triệu đồng/trẻ em và 124 trẻ em sơ sinh là con của sản phụ bị nhiễm COVID-19 với mức 1 triệu đồng/trẻ em.

Sau khi nghe các địa phương báo cáo tiến độ tại cuộc họp trực tuyến đôn đốc việc thực hiện Nghị quyết 68 và Quyết định 23, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung khẳng định: “Trước tình hình khó khăn do dịch bệnh, có một điều đáng mừng, đó là “nghĩa đồng bào”, là sự chung tay, tương thân tương ái, toàn xã hội cùng chung tay chăm lo cho người lao động, người nghèo, người yếu thế, đảm bảo cuộc sống không có ai thiếu ăn, thiếu mặc. Sự huy động xã hội chung tay hỗ trợ là điều cần thiết và chính sách của Nhà nước giữ vai trò nòng cốt”.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhận định, việc triển khai Nghị quyết 68 và Quyết định 23 trên cả nước trong thời gian qua tương đối đồng bộ, khẩn trương, nhiều nơi đạt kết quả tốt. Bộ trưởng biểu dương TPHCM, một thành phố với dân số đông đúc, đối tượng đa dạng, tình hình giãn cách xã hội nghiêm ngặt nhưng đã chi trả hỗ trợ hơn 3.000 tỷ đồng và triển khai 1,8 triệu gói an sinh xã hội, hỗ trợ cho trên 500.000 người lao động tự do.

Các tỉnh, thành phố khác như Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Long An… cũng có nhiều cách làm sáng tạo, như hỗ trợ nhà trọ, vận động người dân giảm tiền nhà trọ, giảm, hỗ trợ tiền điện, nước, tiền ăn, cung cấp các bữa cơm miễn phí, gói quà miễn phí, túi thuốc miễn phí… Nhiều địa phương cũng có những đề xuất sáng tạo, như hỗ trợ các gia đình chính sách, người nghèo, cơ sở bảo trợ xã hội…

Chuẩn bị cho giai đoạn phục hồi

Đến nay, Chính phủ đang xây dựng chương trình phục hồi nền kinh tế, trong đó, khôi phục thị trường lao động là một bộ phận cấu thành của chương trình này, hướng mạnh vào 3 việc đó là: Giữ chân người lao động; Thu hút người lao động đã về quê quay trở lại; Và đào tạo, phát triển thêm lực lượng lao động bổ sung cho những lĩnh vực, ngành nghề, khu vực có nhu cầu rất cao cho khôi phục phát triển kinh tế. Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, vấn đề thời sự, cấp bách cần tập trung giải quyết lúc này, là thiếu hụt nguồn nhân lực, nhất là ở khu vực Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ.

Chính phủ đang xây dựng chương trình phục hồi nền kinh tế, trong đó, khôi phục thị trường lao động là một bộ phận cấu thành của chương trình này (ảnh minh hoạ)

Chính phủ đang xây dựng chương trình phục hồi nền kinh tế, trong đó, khôi phục thị trường lao động là một bộ phận cấu thành của chương trình này (ảnh minh hoạ)

Với những chính sách đã ban hành, cộng đồng doanh nghiệp và toàn xã hội đều kỳ vọng, chính sách này thực sự trở thành "phao cứu sinh" cho người lao động và chủ sử dụng lao động trong bối cảnh kinh tế suy giảm, nguồn thu nhập và quỹ lương chịu ảnh hưởng to lớn do mọi hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ và đứt gãy.

Chia sẻ với báo giới, ông Nguyễn Thắng, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng tư vấn chính sách kinh tế xã hội, Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam cho rằng, không nên để chậm trễ trong việc giải ngân các chính sách hỗ trợ của Chính phủ theo tinh thần của Nghị quyết 68. Với tình hình dịch bệnh còn nhiều bất định, chưa từng có tiền lệ này, đẩy nhanh tốc độ triển khai chính sách được xem là cấp thiết.

Bên cạnh việc thúc đẩy chính sách triển khai hiệu quả, Việt Nam cũng cần chuẩn bị, củng cố hệ thống "phòng thủ" và tăng cường khả năng ứng phó nhanh, trước bất cứ tình huống xấu nào cũng đều có thể kích hoạt lập tức như xảy ra thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu hay môi trường…

Đặc biệt, Bảo hiểm Xã hội chính là hệ thống phòng thủ tự động, nên rất cần tập trung cắt giảm những vướng mắc, tồn đọng liên quan tới thủ tục hành chính để mọi đối tượng thụ hưởng đều có thể nhận được sự hỗ trợ nhanh nhất có thể. Nghị quyết 68 nếu được triển khai nhanh và gọn, không chỉ đem lại kết quả tích cực, mà còn tạo hiệu ứng lan tỏa cao tới những chính sách khác mà Chính phủ đang chủ trương thực hiện để cộng đồng xã hội và toàn nền kinh tế dốc sức vực dậy sau đại dịch”, ông Thắng nhấn mạnh.

Ngoài ra, những chương trình đào tạo kỹ năng số, kỹ năng chuyển đổi nghề nghiệp cũng cần được chú trọng như đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số và nền tảng công nghệ số, gắn với các phần mềm hệ thống quản lý công dân quốc gia. Chính nguồn lực ấy cũng là giải pháp để tăng cường tính minh bạch, tránh tình trạng trùng lặp trong quá trình hỗ trợ người dân; thậm chí, góp phần mang lại hiệu quả trong công tác hậu kiểm khi cần triển khai nhanh chóng các chính sách hỗ trợ.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Các chính sách hỗ trợ an sinh đã triển khai, giải ngân tới đâu? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711710569 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711710569 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10