Các nhà sản xuất linh kiện tại Trung Quốc đang có xu hướng dịch chuyển hoạt động sang Đông Nam Á khi chiến tranh thương mại Mỹ- Trung làm cho hoạt động sản xuất ở Trung Quốc trở nên kém hấp dẫn hơn.
Trong 6 tháng đầu năm 2018, các doanh nghiệp sản xuất linh kiện, phụ tùng tại Trung Quốc, đặc biệt là các doanh nghiệp Đài Loan, đã dịch chuyển mạnh sản xuất sang các quốc gia, như Việt Nam, Malaysia, Ấn Độ...
Dịch chuyển sản xuất
Việc chính quyền Trump áp thuế cao đối với hàng hóa Trung Quốc không chỉ khiến các doanh nghiệp của quốc gia này điêu đứng, mà các doanh nghiệp sản xuất linh kiện, phụ tùng cho các doanh nghiệp Trung Quốc cũng gặp nhiều khó khăn do chi phí nguyên vật liệu và tiền lương tăng cao...
Có thể bạn quan tâm
11:47, 02/01/2018
14:24, 17/03/2017
14:47, 17/11/2015
"Việc Mỹ áp thuế 25% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc khiến chuỗi cung ứng linh kiện cho doanh nghiệp Trung Quốc thiệt hại khoảng từ 20-30 triệu USD, đồng thời mất gần 40% việc làm”, ông Santitarn Sathirathai, chuyên gia phân tích của Credit Suisse cho biết và nhận định trong thời gian tới, các doanh nghiệp sản xuất linh kiện tại Trung Quốc sẽ tiếp tục chuyển sản xuất sang các nước Đông Nam Á để lắp ráp nhằm tránh thuế quan của Mỹ.
Cần tính đường dài
Mặc dù việc các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam sẽ giúp phát triển ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp hỗ trợ. Tuy nhiên, TS. Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế nhận định, đây sẽ là “con dao hai lưỡi” khi doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực này cũng đang trên đà phát triển.
"Hiện nay Việt Nam đang ưu tiên cho việc phát triển ngành công nghiệp sản xuất linh kiện. Tuy nhiên, trên thực tế chưa thấy rõ được hiệu quả. Nếu đón thêm nhiều các nhà sản xuất từ Đài Loan và các nước khác ồ ạt tràn sang, doanh nghiệp Việt sẽ không kịp trở tay", ông Phong nhấn mạnh.
TS. Nguyễn Minh Phong cho rằng, Việt Nam cần lợi dụng làn sóng này để tạo ra chuỗi cung ứng riêng cho ngành công nghiệp cung ứng linh kiện, chứ không dừng ở mức độ gia công. Đây cũng là bước đường dài để tránh những khó khăn mắc phải trong việc đáp ứng các quy tắc xuất xứ của các FTAs. Đồng thời, Việt Nam cũng cần có chính sách ngăn chặn việc các nhà đầu tư chuyển địa điểm đầu tư sang các nước khác khi những ưu đãi đầu tư kết thúc.