Bắc Kạn: “Đống nợ” khổng lồ trên đỉnh Khau Thăm

Diendandoanhnghiep.vn 15 năm trôi qua, dự án “bánh vẽ” ngàn tỷ của Công ty Ngọc Linh sau những lời hứa hẹn, đến nay vẫn chỉ là những đống sắt vụn, những bức tường hoen ố nằm phơi gió mưa trên đỉnh đèo Khau Thăm (Bắc Kạn).

 Dự án của Công ty Ngọc Linh theo quyết định đầu tư lần thứ 9, tổng vốn dự án là 2.185 tỷ đồng, phần vốn góp của đơn vị này là 355,8 tỷ đồng (chỉ chiếm 16%).

Dự án của Công ty Ngọc Linh theo quyết định đầu tư lần thứ 9, tổng vốn dự án là 2.185 tỷ đồng, phần vốn góp của đơn vị này là 355,8 tỷ đồng (chỉ chiếm 16%).

Đó là dự án nhà máy điện phân chì, kẽm Bắc Kạn được đặt tại đỉnh đèo Khau Thăm, thuộc bản Cuôn, xã Ngọc Phái, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn. Sau 15 năm triển khai dự án, dự án này đã được gia hạn đầu tư tới 9 lần. Mỗi lần gia hạn, lại tăng vốn điều lệ! Cứ thế, Công ty Ngọc Linh thỏa sức huy động hàng ngàn tỷ đồng từ các đối tác.

Kỳ vọng rồi thất vọng

Những năm trước 2010, Bắc Kạn là một tỉnh thuần nông, mặc dù nhiều khoáng sản nhưng chỉ cấp phép khai thác, rồi bán ra ngoài nên hiệu quả kinh tế thấp, tổng thu ngân sách Nhà nước cả tỉnh Bắc Kạn đạt chưa tới 200 tỷ đồng/năm. Vì vậy, trên các phương tiện truyền thông thông tin liên tục rằng Công ty Ngọc Linh sẽ xây dựng một nhà máy chế biến sâu chì, kẽm có quy mô lớn nhất Đông Nam Á, đóng góp ngân sách tỉnh Bắc Kạn hàng ngàn tỷ mỗi năm.

Doanh nghiệp này được kỳ vọng sẽ trở thành cánh chim đầu đàn của ngành công nghiệp chế biến sâu khoáng sản của tỉnh Bắc Kạn, vì vậy dự án được các cấp lãnh đạo của địa phương này hết sức ủng hộ, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để doanh nghiệp đầu tư.

Theo đó, nhà máy bắt đầu được triển khai từ năm 2007, theo giấy chứng nhận đầu tư số 1301000018 của UBND tỉnh Bắc Kạn. Quy mô sản xuất hàng năm dự kiến là 25.000 tấn kẽm, 6.000 - 10.000 tấn chì, 1.200 tấn bột kẽm oxit và 40.000 tấn axit sunfuaric. Dự kiến đến quý II/2017 sẽ hoàn thiện và đi vào vận hành chính thức.

Thế nhưng đến này đã 15 năm trôi qua, nhà máy điện phân chì, kẽm Bắc Kạn của Công ty Ngọc Linh sau 9 lần được UBND tỉnh Bắc Kạn thay đổi quyết định đầu tư (lần thứ 09 ngày 22 tháng 5 năm 2019), tổng mức đầu tư ban đầu là 789 tỷ đồng được nâng lên tới hơn 2.185 tỷ đồng. Đến nay, nhà máy này chưa một lần vận hành chính thức, ngày ngày phơi sương, phơi nắng trên đỉnh đèo Khau Thăm và không có dấu hiệu nào cho thấy sẽ hoạt động.

Trả lời PV, ông Trần Quốc Hiệu, Chủ tịch UBND xã Ngọc Phái cho biết: Nhà máy điện phân chì kẽm Bắc Kạn của Công ty Ngọc Linh được xây dựng trên địa bàn xã nhưng không có đóng góp gì đáng kể cho địa phương, thậm chí còn gây hại cho người dân. Điển hình như năm 2019, bể chứa của đơn vị này bị sạt lở, gây vùi lấp suối và ruộng khoảng hơn 1ha, ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân địa bàn, nhưng đơn vị này không khắc phục triệt để.

“Đáng nói, công ty này còn nợ tiền công của nhiều người dân địa phương làm công thời vụ”, Chủ tịch UBND xã Ngọc Phái nói.

>>Vụ lùm xùm dự án Bệnh viện đa khoa: Vì sao tỉnh Bắc Kạn “từ chối” bồi thường cho nhà thầu?

Ai hưởng lợi?

Lý giải về việc những dây chuyền trong nhà máy dù đã lắp đặt xong nhưng vẫn không thể hoạt động, Công ty Ngọc Linh cho biết nguyên nhân là do không có nguyên liệu.

Tuy nhiên, trao đổi với PV, một cán bộ địa phương (xin giấu tên) cho hay, đơn vị này được cấp quyền khai thác mỏ Bó Liều theo giấy phép khai thác số 1094a/GP-UBND ngày 21/6/2011 của UBND tỉnh Bắc Kạn. Mỏ này có diện tích khai thác 102,5 ha; trữ lượng được khai thác 80.000 tấn quặng chì, kẽm; công suất khai thác 20.000 tấn/năm. “Vì vậy lý do thiếu nguồn nguyên liệu hoạt động là không đúng thực tế”, vị cán bộ này nói.

Ngoài ra, theo thông tin từ Sở Công Thương Bắc Kạn và những báo cáo của Công ty Ngọc Linh, khi xây dựng nhà máy thiết bị được nhập khẩu từ Trung Quốc. Trên thực tế, theo tìm hiểu của PV, nhiều nhà máy tại Bắc Kạn từng nhập khẩu thiết bị từ Trung Quốc về nhưng không thể sử dụng được (như nhà máy của Công ty Na Rì Hamico tại xã Thượng Quan, huyện Ngân Sơn; nhà máy của Công ty Việt Trung tại thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn; nhà máy gang Cẩm Giàng, huyện Bạch Thông,…).

Được biết, với Dự án của Công ty Ngọc Linh, theo điều chỉnh quyết định đầu tư lần thứ 9, tổng vốn dự án là 2.185 tỷ đồng, phần vốn góp của đơn vị này là 355,8 tỷ đồng (chỉ chiếm 16%), ngoài ra là vốn huy động và phần lớn là vốn vay từ Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Nam Hà Nội (BIDV Nam Hà Nội).

Ngày 2/12/2021, Ngân hàng BIDV Nam Hà Nội đã thông báo bán đấu giá lần thứ 9 khoản nợ của Công ty TNHH Ngọc Linh, bao gồm toàn bộ dư nợ gốc và dư nợ lãi phát sinh đến thời điểm thực hiện giao dịch mua bán nợ là hơn 2.539 tỷ đồng (dư nợ gốc là 1.380.987.781.993 VND; dư nợ lãi và phí phạt là 1.159.337.442.282 VND).

Tài sản bảo đảm chính là nhà máy điện phân chì kẽm Bắc Kạn tại Bản Cuôn 2, xã Ngọc Phái, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn có tổng diện tích hơn 64 ha (bao gồm tất cả các hạng mục công trình liên quan đến hoặc thuộc về Dự án Nhà máy điện phân chì kẽm Bắc Kạn, bao gồm không giới hạn bởi nhà máy, các tài sản khác gắn liền trên đất; các phương tiện, máy móc, thiết bị và mọi bất động sản khác được xây dựng, mua, nâng cấp,… để phục vụ cho vận hành của nhà máy).

Theo quan sát của PV DĐDN, “đống nợ” ngàn tỷ của Công ty Ngọc Linh, với tài sản hiện tại chỉ là những nhà xưởng, máy móc không hoạt động được và không khác gì bãi sắt vụn trên đỉnh Khau Thăm.

Diễn đàn Doanh nghiệp sẽ tiếp tục thông tin!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Bắc Kạn: “Đống nợ” khổng lồ trên đỉnh Khau Thăm tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711718285 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711718285 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10