“Đồng phục” cho trụ sở, tại sao không?

Quốc Phong 30/09/2018 05:36

Hà Nội vừa có đề xuất các cơ quan chuyên môn thuộc thành phố đang tổng hợp ý kiến đóng góp của các quận, huyện vào phương án thiết kế mẫu trụ sở Đảng ủy, HĐND, UBND xã, phường, thị trấn trên địa bàn.

Liệu có cần thiết “mặc áo đồng phục” cho cơ quan công quyền?

Nói cho khách quan, đây cũng không phải là ý tưởng hoàn toàn mới nếu như chúng ta được biết rằng, trong ngành giáo dục đào tạo nhiều năm gần đây, Công ty tư vấn thiết kế, Kiến trúc trường học của ngành giáo dục họ đã làm trên diện rộng ở cả nước và tỏ ra hợp lý bởi tiết kiệm khá nhiều cho ngân sách xây dựng cơ sở vật chất ngành giáo dục phổ thông các cấp trong cả nước về chi phí thiết kế xây dựng.

Có thể bạn quan tâm

  • Khoác “đồng phục” cho trụ sở phường xã

    02:07, 25/09/2018

Rằng hay thì thật là hay...

Hà Nội hiện có 584 trụ sở (với 386 công trình ở cấp xã, 177 ở phường và 21 ở thị trấn). Giai đoạn 2011-2015 các quận, huyện đã đầu tư xây mới, cải tạo, nâng cấp 290 trụ sở cấp xã, với tổng mức vốn bố trí trên 1.600 tỷ đồng. Theo Thông tư hướng dẫn hiện hành của ngành xây dựng năm 2017 thì kinh phí chi trả cho việc thuê thiết kế công trình xây dựng được chi từ 2-3 % tổng giá trị xây lắp. Nó đồng nghĩa với việc nếu chi xây dựng cơ bản như Hà Nội từng chi cho xây dựng trụ sở giai đoạn 2011-2015 sẽ tốn từ 30-50 tỷ đồng /1600 tỷ là tổng chi phí chỉ cho việc thiết kế một nửa số công trình Hà Nội đã thực hiện.

Đây là một con số quá lớn nếu phải chi thiết kế đơn lẻ. Và nếu như chỉ phải chi một số mẫu nhất định rồi áp dụng rộng thì tiết kiệm được khoản kinh phí rất lớn cho ngân sách. Đó là chưa nói đến tính đồng bộ khi người dân nhìn vào cơ quan công quyền. Điều này sẽ giúp người dân dễ dàng nhận ra từ xa...

p/Một mẫu thiết kế kiến trúc trụ sở UBND xã phường được đưa ra lấy ý kiến. (Nguồn: HRAP).

Một mẫu thiết kế kiến trúc trụ sở UBND xã phường được đưa ra lấy ý kiến. (Nguồn: HRAP).

Tuy nhiên, trong những gì gọi là đi đầu về “mặc đồng phục” của Hà Nội, không phải Hà Nội không có những sai lầm. Đó là vụ việc các cơ quan chức năng của Hà Nội từng tham mưu cho lãnh đạo buộc người kinh doanh phải làm biển quảng cáo trên phố Lê Trọng Tấn ngày nào với 2 tông màu đỏ - xanh chủ đạo mà không được phép làm khác. Nó khiến vai trò “nhận diện thương hiệu“ - thứ chức năng quan trọng của quảng cáo đã mất đi tác dụng mà loài người sau hàng thế kỷ mới tạo dựng nên .

 TS Phạm Sỹ Liêm, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho rằng, việc đưa ra một thiết kế khuôn mẫu về trụ sở làm việc của các cơ quan xã, phường, thị trấn là tốt, tuy nhiên nếu áp dụng chung mẫu này cho các địa phương sẽ gây lãng phí, không hiệu quả.

Cũng về thông tin xây dựng thiết kế trụ sở bằng mẫu chungdo báo chí phản ánh thì Sở Kế hoạch và Đầu tư cho con số lại hơi khác đôi chút: Hiện tổng số trụ sở có thể áp dụng thiết kế mẫu khi đầu tư xây dựng là 483. Trong đó có 75 trụ sở cần xây mới, 136 công trình phải cải tạo bổ sung quy mô hoặc xây mới một số hạng mục, 118 công trình đã được xây dựng, chỉ cần cải tạo, sửa chữa. Điều này gián tiếp cho thấy Hà Nội cũng không hề có chủ trương xây mới toàn bộ nếu niên hạn sử dụng vẫn còn, không như dư luận bàn tán, nhận xét. Việc có chung một mẫu thiết kế trụ sở, nó sẽ giống như ở ngành toà án nước nhà gần đây, chúng ta cũng đã áp dụng xây dựng trụ sở tòa án cấp tỉnh, huyện và tương đương tại nhiều địa phương như tôi biết. Quan sát, tôi thấy nó rất trang trọng, đồng bộ và ít nhiều đã thể hiện được tính tôn nghiêm ở chốn pháp đình của một ngành pháp luật ...

“Y phục xứng kỳ đức”

Tuy nhiên, nếu như muốn thực hiện đồng bộ trong thời gian ngắn tất cả các công trình còn lại kiểu như “thay áo mới“ cho toàn bộ các trụ sở các cơ quan công quyền của thủ đô thì lại là câu chuyện khác. Có lẽ dư luận đang có những phản ứng cũng từ câu chuyện khi chưa được các cơ quan có trách nhiệm nêu rõ tường tận.

Ngoài việc khoác “áo mới”, mới đây Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung vừa ký Quyết định số 2041/QĐ-UBND ban hành Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của thành phố. Theo đó, thành phố phấn đấu bảo đảm trên 80% dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3 và mức độ 4; 100% văn bản giao dịch giữa các cơ quan nhà nước thực hiện trên môi trường mạng; đưa vị trí xếp hạng các chỉ số PCI, PAPI trong nhóm 10 địa phương dẫn đầu cả nước.

Đồng thời, thành phố hoàn thiện quy trình liên thông về đầu tư, rút ngắn thời gian khởi sự kinh doanh, nâng tỷ lệ hồ sơ đăng ký kinh doanh qua mạng lên trên 50%, thời gian đăng ký kinh doanh tối đa 2 ngày; thời gian nộp thuế và bảo hiểm xã hội còn dưới 155 giờ/năm...

Chính vì vậy, mong rằng cách làm này sẽ được mở rộng ra trên mọi tỉnh thành của cả nước. Đành rằng, đó cũng chỉ là bước đầu, là cái vỏ nhưng cần thiết trong tương lai, xét cả về khía cạnh hình thức. Nhưng có lẽ, cái mà người dân chúng ta nói chung, ai cũng mong chờ, đó là nội dung, là tính hiệu quả của công việc trong những công sở nói trên khi mà cuộc Cách mạng 4.0 đang hiện hữu khi xây dựng chính quyền điện tử.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
“Đồng phục” cho trụ sở, tại sao không?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO