Dự án thua lỗ thứ 13 của Bộ Công Thương: Không nên cố đầu tư vào một dự án chết

Nguyễn Việt 06/02/2018 18:33

Đánh giá về Dự án muối mỏ kali tại Lào, dự án thứ 5 của Vinachem và là dự án ngàn tỉ thua lỗ thứ 13 của ngành Công Thương, nhiều chuyên gia cho rằng, không nên cố đầu tư vào một dự án chết.

Đánh giá về Dự án muối mỏ kali tại Lào, nhiều chuyên gia cho rằng, Nếu thấy dự án đưa ra sản phẩm không cạnh tranh với thị trường thì cắt lỗ rồi dẹp dự án.

Đánh giá về Dự án muối mỏ kali tại Lào, nhiều chuyên gia cho rằng, nếu thấy dự án đưa ra sản phẩm không cạnh tranh với thị trường thì cắt lỗ rồi dẹp dự án.

PGS TS Lê Cao Đoàn, Viện kinh tế Việt Nam, tỏ ra băn khoăn khi bản thân nước Lào hiện nay cũng được Trung Quốc để ý và quan tâm từ lâu, nên nếu có món lợi to lớn như vậy chưa chắc đã đến lượt Việt Nam đầu tư. Chỉ có trường hợp bản thân Trung Quốc không thấy có lợi nhuận khi làm nên họ không chiếm lấy miếng mồi đó.

Và một trong những lý do chúng ta có nhiều dự án đắp chiếu là do đi kinh doanh toàn những doanh nghiệp không có tiền, kinh doanh bằng tiền người khác, nên không có vấn đề gì, lời lãi không quan trọng. Tức là có đầu tư là có lợi, có dự án là có tiền, còn kinh doanh lời lỗ thực sự ra sao không cần quan tâm, hoạt động kinh tế kinh doanh không có phạm trù lỗ lãi, sống chết.

Ở đây chỉ cần có dự án, không biết to hay nhỏ, lỗ hay lãi, nhưng đã được đủ các khoản tiền khác nhau. Bản chất bên trong là kiếm lợi không cần kinh doanh, ăn vào túi tiền kinh doanh của nhà nước.

“Nếu cứ cái gì Việt Nam đang thiếu, phải nhập khẩu thì chúng ta lại tìm mọi cách hình thành ra một dự án để sản xuất thì đó là điều hoang tưởng. Tôi chỉ thiết nghĩ chúng ta không nên hoang phí tiền ngân sách vào các dự án biết trước khó khả thi, đừng đem đồng tiền mồ hôi nước mắt của dân đi thử sức đầu tư”, ông Đoàn nói.

Theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, Lào có lợi thế giàu khoáng sản Kali, trong khi Việt Nam phải nhập phân Kali, việc thực hiện dự án (DA) là có cơ sở. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là việc thực hiện tiền khả thi của DA có “vấn đề”.

“Trước khi đầu tư, Tập đoàn Hóa chất (Vinachem) phải làm đủ thủ tục tiền khả thi của DA gồm: nguồn vốn bao nhiêu, từ nguồn ở đâu, công nghệ như thế nào? Tất cả điều này, tôi thấy DA chưa thực hiện nghiêm chỉnh. Vinachem đã bỏ ra 1.400 tỷ đồng mà chưa biết tiền ở đâu để tiếp tục DA, nếu không đầu tư tiếp số tiền này xuống sông xuống biển thì rất đáng tiếc”, ông Doanh nói.

Còn theo chuyên gia kinh tế Lưu Bích Hồ, Chính phủ không nên bảo lãnh cho dự án vay vốn hay tiếp tục đổ tiền ngân sách vào dự án này. Bộ Công Thương là đơn vị chủ quản và Vinachem phải tự thu xếp nguồn vốn cho dự án. Bộ Công Thương phải tự xử lý, thu xếp tự quyết định chứ không nên cái gì cũng đẩy lên Chính phủ.

Dự án khai thác muối mỏ Kali được khởi công xây dựng Lào vào tháng 9/2015 có vai trò đặc biệt quan trọng khi cung cấp phân bón Kali cho Việt Nam thay thế hàng nhập khẩu (hiện đang phải nhập khẩu 100%). Dự án do Vinachem làm chủ đầu tư thực hiện, có phạm vi khai thác 10 km2, dự kiến xây dựng trong 5 năm, với công suất khai thác 320.000 tấn/năm và tiến hành khai thác vào năm 2020, dự kiến đạt 1 triệu tấn/năm. Dự án có tổng mức đầu tư 522 triệu USD, trong đó, vốn tự có của Vinachem là 105 triệu USD, còn lại là do các ngân hàng thu xếp hỗ trợ vốn.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Dự án thua lỗ thứ 13 của Bộ Công Thương: Không nên cố đầu tư vào một dự án chết
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO