Dự thảo Báo cáo xây dựng Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương còn thiếu rõ ràng

Diendandoanhnghiep.vn Góp ý Dự thảo Báo cáo xây dựng Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn 2021 – 2030, VCCI cho rằng, một số điều tại Dự thảo còn thiếu rõ ràng…

>> Tái cơ cấu kinh tế: Cần cơ chế đột phá, tháo gỡ “nút thắt”

Trả lời Công văn số 7073/BCT-KH của Bộ Công Thương về việc đề nghị góp ý Dự thảo Báo cáo xây dựng Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn 2021 – 2030 (Dự thảo), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, một số điều tại Dự thảo còn thiếu rõ ràng.

VCCI cho rằng, một số điều tại Dự thảo còn thiếu rõ ràng

VCCI cho rằng, một số điều tại Dự thảo còn thiếu rõ ràng - Ảnh minh họa

Cụ thể, về Phần I - Kết quả tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn 2011-2020, trong đó, kết quả về thương mại quốc tế (trang 11-12 Dự thảo).

VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc điều chỉnh số lượng FTA (trang 11) mà Việt Nam ký kết. Bởi, hiện Việt Nam mới chỉ ký kết 15 FTA, một số Hiệp định với Cuba, Hiệp định biên giới với Lào, Campuchia, Trung Quốc không được xem là FTA theo khái niệm của WTO;

Bên cạnh đó, về các số liệu so sánh với các nước khác về tốc độ tăng trưởng (trang 11), VCCI cũng đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung rõ thông tin về nguồn dữ liệu trích dẫn;

Ngoài ra, về đánh giá “xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu, đặc biệt là nhập khẩu nguyên phụ liệu (chiếm trên 90% tổng kim ngạch nhập khẩu) dẫn đến giá trị gia tăng thấp” (với dẫn chứng trong chú thích là “tỷ trọng nhập khẩu tư liệu sản xuất trong tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu tăng từ 88.6% năm 2011 lên 91,5% năm 2020”) (trang 19).

>> “Chìa khoá” tái cơ cấu ngành nông nghiệp Điện Biên

Theo VCCI, số liệu về sự gia tăng tỷ trọng nguyên phụ liệu, tư liệu sản xuất trong tổng nhập khẩu dường như không thể phản ánh được mức độ phụ thuộc của xuất khẩu vào nhập khẩu do: nhập khẩu nguyên phụ liệu, tư liệu sản xuất có thể được sử dụng để sản xuất hàng tiêu dùng trong nước, không nhất thiết để xuất khẩu; giá trị nguyên phụ liệu nhập khẩu sử dụng cho sản xuất hàng xuất khẩu mặc dù tăng lên nhưng tốc độ tăng của giá trị hàng xuất khẩu có thể cao hơn; và nhập khẩu tư liệu sản xuất dạng máy móc, thiết bị nếu tính trực tiếp/toàn bộ vào giá trị nhập khẩu của hàng xuất khẩu có thể chưa hoàn toàn chính xác.

Vì vậy, để có căn cứ hợp lý cho đánh giá này, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo căn cứ vào dữ liệu về tỷ trọng của giá trị nguyên phụ liệu nhập khẩu được sử dụng để sản xuất hàng xuất khẩu trên tổng trị giá hàng hóa xuất khẩu.

VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc điều chỉnh số lượng FTA (trang 11) mà Việt Nam ký kết - Ảnh minh họa

VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc điều chỉnh số lượng FTA (trang 11) mà Việt Nam ký kết - Ảnh minh họa

Về đánh giá “giá trị gia tăng xuất khẩu đạt thấp do Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sản phẩm cuối cùng” (trang 19), theo VCCI, mặc dù nhận định này có thể đúng với thực trạng một số ngành gia công của Việt Nam hiện nay (điện tử, dệt may, da giày, giấy…), trong tổng thể đánh giá này cần cân nhắc thêm. Bởi, giá trị gia tăng trong giá trị xuất khẩu cao hay thấp phụ thuộc vào hàm lượng giá trị đóng góp ở Việt Nam đối với sản phẩm xuất khẩu đó, không phụ thuộc vào việc sản phẩm đó là cuối cùng hay không.

Ví dụ, với sản phẩm điện tử, nếu ngoài lắp ráp Việt Nam có thể sản xuất các bộ phận đơn giản khác của sản phẩm đó rồi lắp ráp luôn ở Việt Nam thì mặc dù sản phẩm xuất khẩu là sản phẩm cuối cùng nhưng giá trị gia tăng ở Việt Nam cũng vẫn có thể cao. Đặc biệt đối với các sản phẩm nông lâm thủy sản sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước, sản phẩm càng xuất thô thì giá trị gia tăng ở Việt Nam càng thấp, sản phẩm càng gần cuối cùng thì giá trị gia tăng thu được càng cao.

“Vì vậy, đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc lại đánh giá này và điều chỉnh cho phù hợp (giới hạn ở các trường hợp, các ngành cụ thể…)”, VCCI góp ý.

>> Tái cơ cấu kinh tế: Cần cơ chế đột phá, tháo gỡ “nút thắt”

Về đánh giá “chất lượng hàng hóa chưa đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn của các thị trường do năng lực của doanh nghiệp còn hạn chế” (trang 19).

VCCI cho rằng, nhận định này chỉ đúng với một số trường hợp, khi hàng xuất khẩu bị từ chối tại cảng đến do không đáp ứng các yêu cầu bắt buộc của nước nhập khẩu về chất lượng sản phẩm, trong khi phần lớn các trường hợp khác hàng hóa của Việt Nam đã đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu về chất lượng. Một nhận định chung như thế này thậm chí có thể là rủi ro, ảnh hưởng không tốt tới uy tín nói chung của hàng xuất khẩu Việt Nam.

Do đó, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo điều chỉnh lại nhận định này, theo hướng giới hạn chỉ ở “một số trường hợp”.

Bên cạnh đó, VCCI cũng đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét lại một số nhận định - Ảnh minh họa

Bên cạnh đó, VCCI cũng đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét lại một số nhận định - Ảnh minh họa

Về đánh giá “Nếu Việt Nam không sớm cải thiện năng lực sản xuất trong nước theo hướng mở rộng sang sản xuất linh phụ kiện thì sẽ không phát triển được xuất khẩu theo chiều sâu và thực hiện công nghiệp hóa, hội nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu” (trang 19).

Theo VCCI, tương tự như trường hợp trên, nhận định này chỉ đúng với một số ngành nhất định (đặc biệt là điện tử) mà không phải cho tất cả các ngành sản xuất, xuất khẩu. Vì vậy, đề nghị cơ quan soạn thảo điều chỉnh để giới hạn rõ đánh giá này.

Về các nguyên nhân của tồn tại, hạn chế, VCCI cho rằng, xác định các nguyên nhân cụ thể dẫn tới các tồn tại, hạn chế trong cơ cấu ngành Công Thương là nhiệm vụ quan trọng của Đề án, bởi chỉ khi xác định được các nguyên nhân cụ thể thì mới có thể nhận diện rõ các trọng tâm cần tập trung xử lý trong giai đoạn tiếp theo.

Mặc dù phần nội dung này của Dự thảo (trang 22, 23) đã nêu được bao quát 05 nhóm nguyên nhân chính nhưng cần có những phân tích chi tiết hơn, từ đó nhận diện rõ hơn nguyên nhân cụ thể.

Ví dụ, liên quan tới công tác xây dựng thể chế chính sách, pháp luật, Dự thảo có nêu một nguyên nhân bất cập là “khung chính sách pháp luật về thương mại còn chậm được điều chỉnh phù hợp với các FTA đã ký kết” (trang 22). Có thể thấy hiện trạng chậm điều chỉnh này có thể xuất phát từ các nguyên nhân cụ thể như sự chậm trễ, thiếu chủ động, thiếu bao trùm… trong công tác chuẩn bị soạn thảo, ban hành các văn bản thực thi các FTA; sự thiếu chủ động trong việc rà soát, điều chỉnh các chính sách, pháp luật khác mặc dù đã tương thích nhưng chưa đủ để thúc đẩy việc tận dụng hiệu quả các FTA (ví dụ sửa Luật Thương mại 2005…).

Vì vậy, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung các nội dung phân tích sâu hơn về các nguyên nhân cụ thể của các tồn tại, hạn chế giai đoạn 2011-2020.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Dự thảo Báo cáo xây dựng Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương còn thiếu rõ ràng tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714082703 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714082703 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10